Các nguyên tắc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước (Trang 67 - 72)

III Thủ tục khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo

2. Các nguyên tắc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo dựa trên cơ sở những nguyên tắc do Hiến pháp quy định trực tiếp hoặc gián tiếp, được cụ thể hoá và

bổ sung trong các cán bộ pháp luật khác.

- Nguyên tắc pháp chế của thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được hình thành trên cơ sở Hiến pháp. Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. áp dụng vào lĩnh vực này, có nghĩa là người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại phải tiến hành đúng thủ tục khiếu nại: gửi đơn, trực tiếp trình bày trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; tuân theo thời hiệu khiếu nại. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chỉ cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết theo luật định mới được thực hiện thủ tục và phải thực hiện đúng trình tự do pháp luật quy định, với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Ví dụ: Khiếu nại nhân viên cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó giải quyết, nếu để người khác giải quyết là không hợp pháp. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tuân theo thời hiệu. Ví dụ: Cơ quan nhận được tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải thụ lý trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

- Nguyên tắc chân lý khách quan có quan hệ trực tiếp đến nguyên tắc pháp chế XHCN. Nguyên tắc này đòi hỏi công dân phải trung thực khi khiếu nại, tố cáo, phải phản ánh đúng sự thật mọi tình tiết, diễn biến sự việc, không lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống. Nếu cung cấp thông tin không trung thực, chính xác dễ dẫn tới việc giải quyết không đúng của cơ quan có thẩm quyền. Đối với cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu không đảm bảo nguyên tắc này

dễ dẫn đến ngộ nhận, ra quyết định không đúng. V.I. Lênin đã chỉ rõ: "... để xác định chân lý thì không thể chỉ căn cứ vào ý kiến của các bên tranh chấp, nên cần tự mình kiểm tra sự việc thực tế và các tài liệu có liên quan, tự mình tìm hiểu xem có người làm chứng hay không và lời khai của họ có chính xác không"(1).

Chỉ dẫn này của Lênin trở thành nguyên tắc của công tác điều tra, xét xử của toà án và cũng là nguyên tắc của thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo. Luật khiếu nại, tố cáo (2-12-1998) đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kịp thời, khách quan khiếu nại, tố cáo của công dân. Pháp lệnh Thanh tra Nhà nước (29-3-1990) quy định: Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan... (Điều 5). Ngoài ra, nguyên tắc này được cụ thể hoá, được bảo đảm bởi các quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu, về thủ tục lập biên bản, tiếp nhận hồ sơ, về người làm chứng, giám định, về quyền yêu cầu của cơ quan này đối với người có liên quan giải trình, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho mình, kể cả biện pháp cưỡng chế (niêm phong, kê biên tài sản, tài liệu...), v.v...

Đồng thời, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi, không cản trở, phải cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và để công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thuận lợi.

- Nguyên tắc công khai có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc chân lý khách quan. Nếu thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ là bảo đảm cho nguyên tắc chân lý khách quan. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: Công dân có thể bằng đơn, trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo. Trong đơn ghi rõ tên, nghề nghiệp, chỗ ở hoặc ở nơi công tác. Luật khiếu nại, tố cáo không thừa nhận tính hợp pháp của đơn khiếu nại nặc danh. Đối với đơn tố cáo nặc

danh, tuy pháp luật không đề cập tới, nhưng theo chúng tôi, những tố cáo nặc danh có nội dung và chứng cứ cụ thể thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu, tham khảo như những tài liệu khác, do mục đích, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có liên quan, để phát hiện ra những vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm. Để bảo vệ quyền, lợi ích của người tố cáo không bị xâm hại từ phía người bị tố cáo, pháp luật quy định: Cần phải giữ kín họ tên, chỗ ở, nơi làm việc, người tố cáo, trừ trường hợp cần thiết theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát. Đối với cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo phải thực hiện đúng các thủ tục do pháp luật quy định. Ví dụ, về trách nhiệm phải nhận đơn và tiếp đương sự gửi khiếu nại, trong thời hạn xác định phải trả lời cho đương sự biết, quá trình giải quyết phải thành lập hồ sơ theo đúng thủ tục (các điều 33, 39, 45, 57 của Luật khiếu nại, tố cáo) v.v...

- Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tham gia thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo: Trong thủ tục này, các bên đều có quyền chứng minh, đưa ra các chứng cứ, lý giải biện hộ cho mình, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét kĩ lưỡng mọi yêu cầu của mình, có thể tham gia vào mọi giai đoạn của thủ tục giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn, người khiếu nại, có nghĩa vụ trình bày về sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu một cách trung thực, người bị khiếu nại có quyền đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hoặc việc làm bị khiếu nại, kiến nghị lại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định của cơ quan đã giải quyết.

- Nguyên tắc trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ngoài ra, cần kể tới các nguyên tắc: đơn giản, tiết kiệm; nhanh chóng, kịp thời của thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

các nguyên tắc trên, nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan các khiếu nại, tố cáo.

Để thuận lợi cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, người khiếu nại, người tố cáo phải tuân theo các quy định có tính thủ tục.

Về hình thức, việc khiếu nại trước hết có thể viết thành đơn. Trong đơn cần nêu rõ:

- Gửi cho cơ quan nào (cho cơ quan nói chung hay gửi riêng cho người thủ trưởng cơ quan đó). Đơn phải gửi đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Có nghĩa là, nếu khiếu nại lần đầu thì đơn phải gửi cho cơ quan hoặc thủ trưởng cơ quan đã có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính xâm phạm tới lợi ích của mình, hoặc của người do mình nuôi dưỡng, bảo lãnh. Nếu khiếu nại lần thứ hai thì đơn gửi cho cơ quan thanh tra cấp trên trực tiếp, khi cơ quan hoặc thủ trưởng cơ quan mà mình đã gửi khiếu nại lần đầu không giải quyết hoặc giải quyết không đúng pháp luật. Nếu khiếu nại về việc giải quyết của cơ quan thanh tra thì gửi cho thanh tra cấp trên hoặc thủ trưởng của tổ chức thanh tra đã giải quyết không đúng mà mình khiếu nại.

Việc gửi đơn đúng địa chỉ, đúng cơ quan có thẩm quyền sẽ được giải quyết nhanh chóng và đúng đắn, tránh được tình trạng khiếu nại chuyển vòng quanh. Trong đơn khiếu nại phải: ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người khiếu nại (nơi ở hoặc nơi làm việc):

- Nêu cụ thể quyết định hoặc hành vi của cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên nhà nước mà mình cho là trái pháp luật. Quyết định hoặc hành vi của ai, của cơ quan nào, xảy ra ở đâu, khi nào, nội dung quyết định hay hành vi, tác hại của nó đối với bản thân... Có nghĩa là cần nêu rõ sự việc, chứng cứ.

Cần nêu rõ yêu cầu của mình, đình chỉ quyết định hoặc hành vi mà mình khiếu nại, muốn khôi phục quyền lợi gì, hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại...

Để xác định trách nhiệm của mình, người khiếu nại phải kí tên.

Người khiếu nại có thể trực tiếp đến gặp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trực tiếp trình bày sự việc và đề đạt yêu cầu của mình. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận phải ghi đầy đủ lời trình bày, nội dung sự việc, bản ghi này phải đọc cho người khiếu nại nghe và được người khiếu nại xác nhận, kí tên, ghi rõ họ tên... Theo Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Người khiếu nại gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khiếu nại, phải nêu rõ lý do và yêu cầu. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nhận đơn, tiếp đương sự; khi cần thiết mời các đương sự đến giải quyết.

Cũng tương tự như khiếu nại, người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Khác với khiếu nại, tố cáo không cần thông qua người đại diện hợp pháp mà gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm nhận đơn và tiếp đương sự; nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì không trả lời cho đương sự, mà phải kịp thời chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Một phần của tài liệu Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước (Trang 67 - 72)