III Thủ tục khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Quan niệm về thủ tục khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Quan niệm về thủ tục khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như bất kỳ một loại hoạt động nào khác đều được thực hiện bằng hàng loạt hành động nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, nghĩa là, chúng diễn ra theo một thủ tục nhất định. Thủ tục ấy là hình thức của nội dung hoạt động. Tính trình tự là sự thay đổi liên tục nhau theo thứ tự thời gian của những hiện tượng và trạng thái phát triển của một hiện tượng, sự việc nào đó nhằm đạt tới một kết quả nhất định, đó cũng là thuộc tính của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Có thể hiểu thủ tục khiếu nại, tố cáo là trình tự mà người khiếu nại, tố cáo hướng tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, bằng lời khiếu nại, tố cáo. Còn thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo là trình tự mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Do tính chất đa dạng, phức tạp của các loại khiếu nại và tố cáo, nên không có duy nhất một thủ tục đối với khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được pháp luật quy định chặt chẽ hơn thủ tục yêu cầu, kiến nghị và giải quyết yêu cầu, kiến nghị.
Thủ tục khiếu nại, tố cáo nói chung, được quy định chặt chẽ trong pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp kinh tế, lao động ở Toà án, xử lý vi phạm hành chính. Còn thủ tục khiếu nại, tố cáo trong quản lý hành chính nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo đó được quy định chủ yếu trong Luật Khiếu nại, tố cáo và một phần trong Pháp lệnh Thanh tra.
Thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính là một loại thủ tục hành chính có đặc điểm: Thứ nhất, được quy định chặt chẽ, cụ thể trong Luật khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh thanh tra; Thứ hai, chủ thể có quyền xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo là các cơ quan hành chính nhà nước, thanh tra, những người có chức vụ của cơ quan đó, có nghĩa là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở đây không theo thủ tục của Toà án; Thứ ba,
các quy phạm quy định việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ quy định trình tự thực hiện quy phạm vật chất của Luật hành chính, mà cả các ngành luật khác như đất đai, lao động, dân sự, bảo vệ tài nguyên v.v... có nghĩa là, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong mọi lĩnh vực của hoạt động hành chính. Điều này thấy rất rõ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai, nhà ở. Những tranh chấp này đa phần được giải quyết ở cơ quan hành chính trước khi đưa ra Toà án giải quyết.
ở đây không xem xét thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở toà án, viện kiểm sát.