Phân biệt giữa các quyền: yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân

Một phần của tài liệu Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước (Trang 44 - 51)

I Quyền khiếu nại, quyền tố cáo những quyền cơ bản của công dân

2. Phân biệt giữa các quyền: yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân

tế thành lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính để giải quyết các khiếu kiện hành chính của nhân dân.

2. Phân biệt giữa các quyền: yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân công dân

Các quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại và tố cáo của công dân là những quyền chủ thể của công dân, có quan hệ mật thiết với các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực: hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và các quyền, nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực cá nhân.

Quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo là những quyền chủ thể. Tuỳ theo hoàn cảnh, tình huống cụ thể, công dân có thể hoặc không sử dụng chúng. Nhưng việc sử dụng quyền này có ý nghĩa chính trị - xã hội và pháp lý rất quan trọng, do đó trong quá trình đổi mới, dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội, phát huy tính tích cực chính trị và trách nhiệm của công dân đối với xã hội cần được khuyến khích. Các cơ quan nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện các quyền đó là thể hiện quan điểm Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo là những khái niệm gần gũi nhau, nhưng không đồng nhất.

- Yêu cầu của công dân thường được sử dụng để thực hiện các quyền chủ thể khác (yêu cầu được nghỉ phép, nghỉ hưu theo luật định...). Yêu cầu là sự đòi hỏi của công dân đối với cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức nào đó phải đáp ứng các nhu cầu của họ do luật định, cũng có trường hợp việc sử dụng quyền yêu

cầu khi có liên quan tới vi phạm pháp luật, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp tới người yêu cầu.

- Kiến nghị là quyền thường được sử dụng trong hoạt động mang tính tổ chức của công dân nhằm hoàn thiện quản lý hành chính nhà nước (kiến nghị đổi mới bộ máy nhà nước, hoàn thiện thủ tục hành chính, v.v...), không liên quan trực tiếp tới vi phạm pháp luật. Nói cách khác, công dân bằng những sáng kiến của mình đề bạt với cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị mình nhằm hoàn thiện quản lý hành chính nhà nước.

Việc giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của công dân ít được pháp luật nước ta quy định. Việc sử dụng quyền này trên thực tế, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, trình độ văn hoá dân chủ, đặc biệt là văn hoá pháp lý, do đó cần tăng cường công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của công dân, mở rộng dân chủ, để công dân nhận thấy bổn phận của mình đối với Nhà nước, xã hội, tích cực sử dụng quyền yêu cầu, kiến nghị.

- Trong khoa học pháp lý có những quan niệm khác nhau về khái niệm khiếu nại. Khái niệm này được các tác giả lý giải từ những giác độ khác nhau. Có quan điểm đi tìm nội dung của khiếu nại ở khía cạnh xã hội, có quan điểm đi tìm nội dung của nó ở khía cạnh pháp lý.

Quyền khiếu nại của công dân Việt Nam được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác như: Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật khiếu nại, tố cáo...

Như đã phân tích ở phần trên, nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân luôn thay đổi qua các giai đoạn phát triển của Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta theo hướng quyền này ngày càng rộng rãi, đầy đủ hơn.

Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.

Việc mở rộng phạm vi khách thể quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phản ánh quá trình phát triển dân chủ hoá xã hội, trình độ văn hoá dân chủ, đồng thời nhằm nâng cao tính tích cực chính trị của công dân tham gia đấu tranh phòng chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật.

Quyền khiếu nại của công dân được cụ thể hoá, chi tiết hoá trong Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004. Điều 1 khoản 1 của Luật khiếu nại, tố cáo quy định "công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình". Như vậy, Luật này đã phân biệt rõ khái niệm khiếu nại, tố cáo, coi đó là hai quyền độc lập của công dân, đồng thời chỉ ra đặc trưng cơ bản của khiếu nại so với yêu cầu, kiến nghị và tố cáo.

Chủ thể của quyền khiếu nại, tố cáo nói chung là mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo... có thể là người nước ngoài, người không có quốc tịch sinh sống, lao động, học tập, công tác trên lãnh thổ Việt Nam hoặc mọi cơ quan, tổ chức.

Việc thực hiện các quyền đó đều làm xuất hiện các quan hệ pháp luật, vì vậy những người không đủ năng lực hành vi không thể là chủ thể của quyền khiếu nại và tố cáo. Đó là những người đã đạt tới độ tuổi nhất định, không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh thần kinh khác. Pháp luật hành chính nước ta quy

định cụ thể về độ tuổi để xác định năng lực hành vi hành chính trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn, trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, quyền khiếu nại xuất hiện ở người từ đủ 14 tuổi trở lên, trong lĩnh vực bầu cử từ đủ 18 tuổi trở lên.

Khách thể của khiếu nại là những quyết định hoặc việc làm trái quyết định thuộc phạm vi quản lý hành chính xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hoặc của người do mình bảo hộ.

Các quyết định có thể bị khiếu nại rất đa dạng, phức tạp, có thể là:

- Những quyết định có liên quan tới pháp luật và những quyết định được áp dụng trên cơ sở đánh giá các chứng cứ:

- Những quyết định bằng văn bản và những quyết định bằng miệng;

- Những quyết định của một cơ quan, tổ chức và những quyết định của hai hay nhiều cơ quan, tổ chức...;

- Những quyết định lâu dài và những quyết định tạm thời;

- Những quyết định liên quan đến một người, những quyết định liên quan đến một tập thể, một cộng đồng dân cư;

- Những quyết định chủ đạo, quy phạm, hay quyết định cá biệt cụ thể:

- Những quyết định của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang v.v...

Việc làm trái pháp luật là những hành vi (hành động hay không hành động) trái pháp luật.

Cụ thể hoá vấn đề này, Luật khiếu nại, tố cáo quy định khách thể của quyền khiếu nại gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Như vậy, khiếu nại là một hình thức công dân hướng đến các cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang khi thấy quyết định hay hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích của mình. Mặt khác, khiếu nại là phương tiện mà nhờ đó cơ quan nhà nước hay tổ chức những người có chức vụ kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý trong các quyết định, hành vi.

Khiếu nại khác với các hình thức khác (yêu cầu, kiến nghị) mà công dân hướng tới các cơ quan nhà nước hay tổ chức ở chỗ nó luôn chứa đựng các thông tin, chứng cứ nhất định về sự vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, quyền khiếu nại như là phương tiện tự vệ khi các quyền chủ thể bị vi phạm.

Sự khác nhau so với yêu cầu, kiến nghị là ở chỗ, khiếu nại là hoạt động có tính phòng ngừa nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm pháp luật. Đó là quá trình tích cực của việc bảo vệ các quyền chủ thể của công dân bị xâm phạm. Từ đó có thể cho rằng khi các quyền chủ thể bị xâm phạm đều dẫn đến khiếu nại.

Việc thực hiện quyền khiếu nại làm xuất hiện các quan hệ pháp luật giữa công dân với cơ quan nhà nước, giữa công dân với tổ chức. Thông qua việc giải quyết các khiếu nại mà quyền chủ thể của công dân được phục hồi.

Tố cáo: Cũng như khiếu nại, tố cáo là một quyền chủ thể, quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Tố cáo khác với khiếu nại về tính chất, nội dung, mục đích. Khoản 2 Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: "Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".

nhà nước có thẩm quyền về những hành vi trái pháp luật nào đó diễn ra trong đời sống xã hội có thể hoặc không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của những cá nhân cụ thể. Có nghĩa là công dân có thể tố cáo về những hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mà những hành vi đó có thể không xâm phạm đến quyền và lợi ích của chính mình hoặc của những người cụ thể khác. Những tố cáo khác với tin tức, thông báo của công dân về những vi phạm pháp luật ở chỗ, tin tức tố cáo luôn được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người tố cáo là chủ thể xác định. Khi công dân thực hiện quyền tố cáo, giữa họ với cơ quan nhà nước luôn phát sinh những quan hệ pháp luật nhất định và họ phải chịu trách nhiệm về những thông tin của mình.

Tố cáo và khiếu nại đều có cùng căn cứ là sự vi phạm pháp luật, đồng thời giữa hai khái niệm đó có những dấu hiệu đặc thù riêng.

Nếu khách thể của quyền khiếu nại là những quyết định, hành vi hành chính hoặc việc làm trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý hành chính, thì khách thể của tố cáo là những việc làm trái pháp luật nói chung, của bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hơn nữa, việc làm trái pháp luật bị tố cáo là hành động hoặc không hành động, có thể là gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Còn quyết định hoặc việc làm bị khiếu nại là những quyết định và hành vi xâm phạm trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại, hoặc của người do người đó đỡ đầu, nuôi dưỡng, bảo trợ. Tóm lại, khiếu nại được sử dụng khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, còn tố cáo là khi quyền và lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người khác bị xâm phạm, cũng có trường hợp là của mình.

Về tính chất, những hành vi bị tố cáo thường nguy hiểm cho xã hội hơn những hành vi bị khiếu nại.

Các tố cáo rất đa dạng, phức tạp, nhưng có thể chia thành một số loại sau: - Những tố cáo chứa đựng trong đó yêu cầu được pháp luật quy định trước; - Những tố cáo không liên quan đến việc vi phạm các quyền chủ thể cụ thể của công dân, nhưng chứa đựng những thông báo về những khuyết tật hoặc những vi phạm trong công tác của từng cơ quan riêng biệt;

- Những tố cáo về việc làm trái pháp luật của một cá nhân nào đó trong bộ máy nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

Như vậy, tố cáo là một hành vi pháp lý, qua đó công dân thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định, hoặc là công dân thông báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức khác hoặc cho các cá nhân trong cơ quan, tổ chức đó về những hành vi vi phạm pháp luật.

Tóm lại, khiếu nại, tố cáo đều có mục đích nhằm chấm dứt những hành vi vi phạm đường lối, chính sách và pháp luật, yêu cầu phục hồi các quyền và lợi ích bị xâm hại, bồi thường thiệt hại về vật chất, danh dự do hành vi đó đã gây ra, xử lý đúng pháp luật cá nhân hay tổ chức đã vi phạm pháp luật, góp phần củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước.

Quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân là những quyền cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm pháp lý quan trọng của việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội, làm nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, củng cố mối liên hệ giữa Nhà nước với công dân.

Quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực; hành chính - chính trị; lĩnh vực kinh tế và văn hoá - xã hội; lĩnh vực tự do cá nhân của công dân.

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được bảo đảm bằng nghĩa vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và những người có chức vụ, những bảo đảm đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước ta.

Việc phân biệt giữa hai khái niệm khiếu nạitố cáo trong Luật khiếu nại, tố cáo là điểm mới so với Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991. Cụ thể là, Luật đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo và người bị tố cáo; quy định thẩm quyền và thủ tục giải quyết khác nhau đối với khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, Luật khiếu nại, tố cáo cũng còn những tồn tại nhất định như việc giới hạn quyền khiếu nại của công dân chỉ đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

Với quan điểm cải cách nền hành chính nhà nước, ở nước ta, Nhà nước đã trao cho Toà án nhân dân chức năng xét xử hành chính để xét xử các khiếu kiện của dân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền hành chính. Để thực hiện công cuộc cải cách hành chính, cần tiếp tục đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền khiếu nại và tố cáo của công dân trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w