Hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền chung

Một phần của tài liệu Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước (Trang 28 - 29)

nước thẩm quyền chung

Hoạt động thanh tra, kiểm tra của những cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền chung, ở những nét cơ bản đều tương tự nhau về bản chất, căn cứ, phạm vi, hình thức, và phương pháp. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân được đặc trưng bởi tính trực thuộc của các đối tượng bị thanh tra, kiểm tra đối với những cơ quan đó, do đó mang tính chất nội bộ.

Phạm vi kiểm tra, thanh tra bao hàm mọi vấn đề thuộc mọi ngành và lĩnh vực quản lý. Vì vậy, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân có thể kiểm tra, thanh tra bất kỳ một hoạt động nào của đối tượng bị quản lý, có thể tiến hành thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất khi phát hiện những vi phạm.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thẩm quyền chung tiến hành dưới nhiều hình thức: nghe báo cáo, đánh giá báo cáo của đối tượng thanh tra, kiểm tra; tự tổ chức các đoàn thanh tra tổng hợp hoặc về từng vấn đề; hoặc thông qua Thanh tra Nhà nước, thanh tra bộ, sở.

Do tính trực thuộc của đối tượng thanh tra và chủ thể thanh tra, kiểm tra, mà hoạt động thanh tra, kiểm tra của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân có tính quyền

lực cao; nó có quyền ra quyết định quản lý hành chính nhà nước bắt buộc đối tượng thanh tra, kiểm tra phải thi hành; có quyền đình chỉ, bãi bỏ các quyết định trái pháp luật, hoặc sai trái của đối tượng bị kiểm tra, thanh tra, khi cần có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với cả những người có chức vụ hoặc đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

Một phần của tài liệu Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w