Sự hình thành, phát triển chế định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Một phần của tài liệu Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước (Trang 39 - 44)

I Quyền khiếu nại, quyền tố cáo những quyền cơ bản của công dân

1- Sự hình thành, phát triển chế định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

cáo của công dân

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận, nó chiếm vị trí quan trọng, liên quan tới các quyền cơ bản khác. Nó là phương tiện được công dân sử dụng bảo vệ lợi ích của mình, của Nhà nước, xã hội, ngoài ra, nó còn là cầu nối, tuyến thông tin quan trọng giữa công dân với Đảng, Nhà nước.

Do vai trò, vị trí của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong đời sống chính trị, xã hội như vậy nên ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Chế định pháp luật này ngày một đổi mới, hoàn thiện.

Hiến pháp 1946 đã quyết định các quyền tự do của công dân trong các lĩnh vực: hành chính - chính trị và các quyền tự do cá nhân khác. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp là đảm bảo các quyền dân chủ của công dân. Với những quyết định cụ thể về quyền công dân, Hiến pháp 1946 đã đặt nền tảng cho sự hình thành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong các văn bản pháp luật sau này của nhà nước ta.

Hiến pháp năm 1959 đã quy định quyền khiếu nại và tố cáo của công dân thành một điều riêng. Điều 29 của Hiến pháp quy định: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ và nhân viên cơ quan nhà nước. Các khiếu nại, tố cáo phải được xét xử và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại do những việc làm trái pháp luật gây ra có quyền được bồi thường. Như vậy, quyền khiếu nại và tố cáo của công dân được xác định là một trong những quyền cơ bản của công dân và được Hiến pháp ghi nhận, đồng thời việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn là nghĩa vụ pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiến pháp 1980 quy định: Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của Nhà nước; tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức đó.

Các điều khiếu nại và tố cáo phải được xét xử và giải quyết nhanh chóng... (Điều 73).

Như vậy, khách thể của việc khiếu nại, tố cáo được xác định trong Hiến pháp 1980 rộng hơn so với quy định trong Hiến pháp 1959. Cụ thể là: nếu Điều 29 Hiến pháp 1959 chỉ mới xác định khách thể của việc khiếu nại và tố cáo là những hành vi phạm pháp của cán bộ và nhân viên cơ quan nhà nước, thì Điều 73 Hiến pháp 1980 quy định cụ thể hơn là những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan, tổ chức và đơn vị đó.

Ngoài việc quy định đối tượng của khiếu nại, tố cáo đầy đủ hơn, rõ hơn. Điều 73 Hiến pháp 1980 còn quy định: mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh....,

nghiêm cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo. Quy định này là bảo đảm có ý nghĩa chính trị - pháp lý rất quan trọng để công dân thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo mà Hiến pháp ghi nhận.

ý nghĩa chính trị - pháp lý của quyền khiếu nại và tố cáo của công dân không chỉ thể hiện trong Điều 73 Hiến pháp 1980, mà còn được xác nhận trong hàng loạt điều của bản Hiến pháp này. Điều 94 và 119 Hiến pháp xác định đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân; Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ "xét và giải quyết các điều khiếu nại và tố cáo của công dân" (Điều 123).

Ngoài ra còn có các văn bản quan trọng dưới luật quy định riêng về khiếu nại, tố cáo như:

Thông tư số 463/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13-9-1958 quy định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong đó quy định rõ: quyền hạn, nhiệm vụ của nhân dân trong việc khiếu nại; một số nguyên tắc phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc giải quyết như khiếu tố; thái độ đối với những trường hợp khiếu tố sai, vu khống và thư nặc danh.

Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ số 164/CP ngày 31-8-1970 về việc tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra của Nhà nước. Trong đó chỉ rõ nhiệm vụ của công tác thanh tra là: xét, giải quyết và đôn đốc việc xét, giải quyết đúng đắn, kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân, Nghị định số 165/CP ngày 31-8-1970 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban thanh tra của Chính phủ, trong đó có việc giải quyết và thanh tra việc xét và giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân (điểm c Điều 2). Về tổ chức, Uỷ ban thanh tra của Chính

phủ có vụ xét khiếu tố (Điều 8)...

Văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 27-11-1981 của Hội đồng Nhà nước (nay là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội). Đây là văn bản có tính pháp điển cao, điều chỉnh khá đầy đủ về quyền khiếu nại, tố cáo cũng như việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để chi tiết hoá Pháp lệnh này, ngày 29-3-1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 58/HĐBT.

Pháp lệnh Thanh tra do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 29-3-1990 quy định nhiệm vụ, quyền hạn chung cho các tổ chức thanh tra Nhà nước: xem xét, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo (khoản 2, Điều 8).

Thể chế hoá và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân lao động, phù hợp với thực tế đời sống trong điều kiện đổi mới, ngày 7-5-1991, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo của công dân thay cho Pháp lệnh xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 27-11-1981. Việc đổi tên pháp lệnh này có ý nghĩa chính trị - pháp lý sâu sắc vì Pháp lệnh năm 1981 chủ yếu nhấn mạnh tới quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước, Pháp lệnh năm 1991 nhấn mạnh tới quyền khiếu nại và tố cáo của công dân, còn việc giải quyết là nghĩa vụ, bổn phận của cơ quan nhà nước.

Với quan điểm xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, trong môi trường dân chủ mới, Hiến pháp năm 1992 đã hoàn thiện nội dung của quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. Điều 74 Hiến pháp 1992 ghi nhận: công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.

Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định.

Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.

Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Như vậy, Hiến pháp đã tách khiếu nại, tố cáo thành hai quyền độc lập của công dân, mặt khác, nếu Điều 73 Hiến pháp 1980 chỉ xác định đối tượng của việc khiếu nại, tố cáo là những việc làm sai trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan, tổ chức và đơn vị đó, thì Hiến pháp 1992 (Điều 84) chỉ ra đối tượng rộng hơn, cụ thể hơn là những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Cá nhân, ở đây có thể là cá nhân thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị nói trên hoặc cá nhân công dân bất kỳ nào đó.

Cụ thể hoá, chi tiết hoá các quy định của Hiến pháp về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo (ngày 18-12-1998).

Luật này được sửa đổi, bổ sung ngày 15-6-2004.

Tóm lại, chế định pháp luật về quyền khiếu nại và tố cáo của công dân ở nước ta không ngừng phát triển, ngày càng hoàn thiện, đầy đủ và cụ thể hơn về mặt nội dung và hình thức.

Trong công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, Đảng ta chỉ rõ: Đẩy mạnh công tác giải quyết các khiếu kiện của công dân. Rà soát, sửa đổi bổ sung

và thể chế hoá các chính sách trước hết đối với những lĩnh vực có nhiều khiếu kiện như đất đai, nhà cửa... để tạo ra tiền đề chính trị - tư tưởng cho việc hoàn

Một phần của tài liệu Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w