14. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
14.4.7. Thực hiện nghiêm túc công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng
Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản”Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng.
Việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD theo 493/2005/QDD-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN.
Theo như quyết định 493:” Các tổ chức tín dụng phải xây dựng và được NHNN phê duyệt Chính sách trích dự phòng rủi ro và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng tín dụng của bản thân tín dụng”. do đó, khi ngân hàng TP có đủ khả năng về tài chính và đáp ứng đầy đủ điều kiện
của Ủy ban Basel 2, việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro nên tiến hành theo phương pháp định tính.
Quy định phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo phương pháp này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng các tổn thất, rủi ro của hoạt động ngân hàng. Các tài sản có được dự phòng rủi ro theo chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời với các tài sản có xu hướng rủi ro.
15. Tóm tắt chương 4
Thông qua việc trực tiếp nghiên cứu hoạt động tín dụng tại TP, em đã tìm ra được những thực trạng rủi ro tín dụng, đồng thời dựa trên tình hình thực tế của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và đặc biệt là tại Ngân hàng TMCP TP, em cố gắng phân tích các yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng. Từ những thực tế đó, em nghiên cứu tìm hiểu nhiều thông tin để cuối cùng đưa ra các nhóm kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP TP cũng như các cơ quan chức năng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại TP và nâng cao chất lượng trong toàn hệ thống.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng luôn song hành với tín dụng. Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng. Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Và hậu quả của rủi ro tín dụng thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn hạn đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng dây chuyền đến sự tổn tại của hệ thống ngân hàng và “sức khỏe” của toàn bộ kinh tế.
Vì vậy việc tìm kiếm và áp dụng phù hợp các biện pháp phòng ngừa có thể giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng kinh doanh với mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong quản lý rủi ro. Ngân hàng cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan bằng nhiều biện pháp tác động tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng. Đề tài”Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP TP – chi nhánh Sài Gòn” được trình bày với ba nội dung: chương một khái quát cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và vai trò tín dụng trong hoạt động NHTM để từ đó phản ánh thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP TP trong chương ba. Trong quá trình viết, em cố gắng mô tả sơ lược thực trạng rủi ro tín dụng tại TPBank nhằm giúp người đọc có thể hiểu biết sâu sắc vai trò của hoạt động rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng nói chung và ngân hàng TP nói riêng, bên cạnh đó em cũng tiếp cận được những hạn chế còn tồn tại những hạn chế trong hoạt động rủi ro tín dụng tại TP để từ đó đưa ra một số giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro và cơ bản em đã hoàn thành được mục tiêu đề ra ban đầu.
Với những giải pháp được đưa ra cụ thể trên cơ sở lý luận chắc chắn nhưng em vẫn chưa hài lòng và còn nhiều suy nghĩ đắn đo. Vì vậy, việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm và được đặt lên hàng đầu của NHTMCP TP, bài viết chắn hẳn còn nhiều thiếu sót. Em kính mong được sự quan tâm và đóng góp những ý kiến quý báu của giảng viên để bài viết của em được hoàn thiện hơn.