10.1. Kết quả
Tỷ lệ nợ xấu của TPB chi nhánh Sài Gòn vẫn duy trì dưới 3%, song song với việc tăng trưởng tín dụng, chi nhánh vẫn cố gắng duy trì quá hạn và kiểm soát ở mức có thể.
Những khách hàng có quan hệ tín dụng với TPB có uy tín và vay với khối lượng lớn TPB có chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các TCTD khác nhằm giữ chân và thu hút KH.
Nhờ kiểm soát chặt chẽ quy trình tín dụng ngay từ khâu đầu tiên, TPB đã giải quyết cho vay nhanh chóng, hồ sơ rõ ràng, kịp thời và luôn chú ý tới an toàn, hiệu quả sử dụng vốn. Tránh gây phiền hà, kéo dài thời gian hay trả lại hồ sơ KH.
Công tác thẩm định được TPB làm tốt, từ đó đã phân loại được khách hàng ngay từ khâu đầu tiên, tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn, loại trừ đối với những dự án kém hiệu quả.
Chi nhánh Sài Gòn chủ yếu tập trung cho vay các DNNQD, hạn chế đối với các DNNN có quy mô nhỏ, làm ăn kém hiệu quả, hướng đến những ngành nghề trọng điểm của kinh tế hiện nay, dự án có tính khả thi cao và thu hồi vốn nhanh.
10.2. Những hạn chế
Cơ cấu cho vay chưa thật sự hợp lý và cân đối giữa huy động cho vay. Huy động vốn chủ yếu là dài hạn nhưng tập trung vào cho vay ngắn hạn gây cân xứng về kỳ hạn dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Việc quá chú trọng vào tăng trưởng dư nợ tín dụng khiến cho chất lượng tín dụng của các khoản có phần giảm sút. Việc không có đảm bảo nợ vay đã làm giảm an toàn và hiệu quả tín dụng. Tài sản đảm bảo tuy chỉ được coi là tấm phao cuối cùng để giúp NH thu hồi nợ, nhưng nó cũng tạo động lực giúp người vay có ý thức trong việc trả nợ hơn, đặc biệt trong tình trạng khủng hoảng hiện nay.
Việc xử lý nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn ở khâu xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay nhiều DN trên thực tế đã ngừng hoạt động, phá sản nhưng luật pháp lại chưa tuyên bố giải thể. Hơn nữa việc trích lập dự phòng chỉ để bù đắp những khoản nợ xấu khi DN phá sản, nên việc chậm trễ trong thủ tục phá sản của DN gây trở ngại cho NH trong công tác xử lý nợ xấu.