Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tại ngân hàng TMCP -Chi nhánh Sài Gòn (Trang 42 - 43)

14. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

14.4.4.Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

 Thành lập kho dữ liệu thông tin tín dụng khách hàng.

Để có nguồn số liệu phục vụ cho công tác phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thì TPB thành lập riêng cho mình kho thông tin dữ liệu khách hàng. Kho thông tin này sẽ lưu lại tất cả những thông tin của những người có liên quan tới khách hàng. Việc lưu trữ thông tin này không những giúp ích cho việc thống kê khách hàng, mà còn giúp ngân hàng có được nguồn dữ liệu khổng lồ, nhằm đưa ra được số liệu bình quân ngành hiện nay đang còn thiếu.

Việc lưu trữ thông tin khách hàng không dừng lại đối với khách hàng có quan hệ với ngân hàng mà phải mở rộng đối với những khách hàng tiềm năng mà Ngân hàng muốn nhắm đến. Thông tin được lưu trữ sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác thẩm định của cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng có thể biết được những thông tin mà kho dữ liệu khách hàng đã thu nhập qua thời gian dài. Mà nếu không có kho dữ liệu này thì cán bộ tín dụng không thể biết được. từ đó góp phần hạn chế những rủi ro tín dụng xảy ra với Ngân hàng.

Thiếu thông tin trong thời đại thế giới bùng nổ thông tin như hiện nay là điều khó chấp nhận. Tuy nhiên, việc đáng quan tâm hơn cả là việc chúng ta tiếp cận và xử lý thông tin đó như thế nào? Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội. chính vì thế, chúng ta cần có một cái nhìn chiến lược trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xếp hạng tín dụng. công nghệ thông tin giúp cho chúng ta tăng tốc độ xử lý, phân tích số liệu một cách chính xác. Bên cạnh đó, chúng ta cần kết nối hệ thống mạng của các cơ quan hữu quan nhằm giúp việc truyền và xử lý số liệu một cách nhanh chóng và hạn chế các rủi ro trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. trường hợp khách hàng có thể vay nợ nhiều ngân hàng là một rủi ro điển hình. Ngoài ra cần trang bị kiến thức tin học cho tất cả nhân viên để họ có đủ trình độ tiếp cận công nghệ mới, tăng hiệu suất và hiệu quả làm việc. những việc làm này chỉ có thể thực hiện được khi có sự hỗ trợ từ nhiều phía như Ngân hàng, cũng như sự chủ động nắm bắt công nghệ của bản thân các nhân viên.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng e-banking sẽ có thêm chức năng quản trị người dung, nghĩa là nhiều thành viên trong một doanh nghiệp có thể cùng truy cập và xem thông tin tài khoản tiền gửi, tiền vay của doanh nghiệp, trong đó có một người quyền quản lý, chỉ định số lượng người truy cập mà không cần phải trực tiếp ngân hàng đăng ký thủ tục cho từng thành viên riêng lẻ. với đặc tính này không những giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian đi lại, giảm chi phí giao dịch với ngân hàng mà còn tạo ra tính chủ động cho doanh nghiệp trong việc quản trị người truy cập tài khoản.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tại ngân hàng TMCP -Chi nhánh Sài Gòn (Trang 42 - 43)