Nâng cao chất lượng thẩm định – phân tích tín dụng và quyết định tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tại ngân hàng TMCP -Chi nhánh Sài Gòn (Trang 40 - 41)

14. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

14.4.1.Nâng cao chất lượng thẩm định – phân tích tín dụng và quyết định tín dụng

 Giai đoạn xét thẩm định – phân tích:

Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguổn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Ngoài ra, khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do ngành, rủi ro kinh doanh… và nên được thực hiện dưa trên các chỉ tiêu như: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán.

Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tang có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Có thể nói trong bất kỳ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ. nhân viên tín dụng phải cố gắng tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo trực tiếp hoặc của bên thứ ba bảo lãnh vì khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thì quá trình này diễn ra lâu dài, mất nhiều thời gian và thiệt thòi luôn nghiêng về phía người cho vay. Đồng thời, ngân hàng nên yêu cầu doanh nghiệp vay phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về

vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiểu hướng xấu của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời.

 Giai đoạn quyết định cho vay:

Trước khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trường, chính sách kinh tế… để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể khi ra quyết định.

Việc ra quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng thì hiệu quả phòng ngừa rủi ro sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tại ngân hàng TMCP -Chi nhánh Sài Gòn (Trang 40 - 41)