Thực trạng quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tại ngân hàng TMCP -Chi nhánh Sài Gòn (Trang 32 - 33)

9.1. Trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 3.9: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng TPB chi nhánh Sài Gòn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ tín dụng 105,611 252,330 302,463

Dự phòng RRTD 635 2,579 2,480

(Nguồn: Báo cáo thường niên TPB chi nhánh Sài Gòn từ 2011-2013) Qua bảng trên cho thấy, số trích lập dự phòng qua các năm đều tăng lên, quy mô tín dụng tăng lên kéo theo số trích lập dự phòng cũng tăng lên. Cuối năm 2012 trích lập dự phòng là 2,579 triệu đồng tăng 4,06 lần so với năm 2011, trích lập phòng tăng cao là do dư nợ tín dụng tăng cao để phòng ngừa rủi ro nên dự phòng năm này cũng tăng. Sang năm 2013 trích lập dự phòng lại là 2,480 triệu đồng. Trích lập dự phòng tăng cao nguyên nhân là do dư nợ tín dụng trong năm 2012 và 3 quý năm 2013 tăng cao. Đồng thời nền kinh tế trong năm 2012 và 2013 gặp nhiều khó khăn trong cả việc tiêu thụ hàng hóa, kinh doanh của cả nước nên chưa có nguồn để trả nợ và cùng với đó tình hình thị trường bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn nên nguồn trả nợ cho các khoản nợ này chưa có, đây cũng là nguyên nhân tác động đến việc tác động đến việc tăng trưởng của nợ xấu tại chi nhánh. Tuy nhiên nhìn chung ngân hàng đã tuân thủ tốt những quy định về trích lập dự phòng để bù đắp những tổn thất.

9.2. Quá trình xử lý nợ xấu

Thành lập ban xử lý nợ xấu gồm những thành viên là phụ trách phòng của các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể, tham mưu cho giám đốc các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời đúng tiến độ.

Dự tính những nguồn thu có thể thu nợ có vấn đề ( bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi NH)

Cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn những nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện.

Đối với doanh nghiệp, cần đánh giá chất lượng năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp.

Phải cân nhắc mọi phương án có thể hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt. Hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng có thể bổ sung tài sản đảm bảo tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ 3, cơ cấu lại doanh nghiệp,

Định hướng chung của chi nhánh trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của khách hàng cụ thể. Chủ trương của ngân hàng là thực hiện thương lượng, phối hợp với các khách hàng trong xử lý nợ xấu để quá trình được triển khai nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với khách hàng thiếu hợp tác và thoái thác trả nợ thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tại ngân hàng TMCP -Chi nhánh Sài Gòn (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w