- Phân loại dự án vay vốn thành dự án có quy mô lớn phức tạp và dự án có quy mô vừa và nhỏ. Tiêu chí phân loại tạm thời dựa vào giá trị dự án:
+ Dự án có quy mô lớn: giá trị trên 10 tỷđồng
+ Dự án có quy mô vừa và nhỏ: giá trị dưới 10 tỷđồng
- Thành lập Phòng thẩm định độc lập trực thuộc ban điều hành để thẩm
định các dự án lớn. Phòng thẩm định này bao gồm các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, có kiên thức chuyên sâu về kinh tế, có tầm hiểu biết rộng để đánh giá
được các mặt của một dự án vay vốn lớn, phức tạp. Trong Phòng thẩm định độc lập cũng phân ra các tổ thẩm định chuyên môn: tổ thẩm định riêng về thị trường, sản phẩm, môi trường kinh doanh; tổ thẩm định năng lực pháp lý, điều kiện pháp lý của dự án vay vốn; tổ phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp … Các tổ công bố ý kiến của riêng mình, và nghe đóng góp ý kiến của các tổ khác đồng thời hoàn thiện tổng thểđể báo cáo thẩm định tổng thể.
- Thành lập Bộ phận hoặc tổ thẩm định trực thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh để tiến hành thẩm định các dự án vay vốn có quy mô vừa và nhỏ; thẩm định sơ bộ và thu thập thông tin ban đầu các dự án có quy mô lớn chuyển kết quả thẩm định ban đầu và hồ sơ lên Phòng thẩm định độc lập. Tại Bộ phận hoặc Tổ thẩm định có một trưởng bộ phận hoặc tổ trưởng, các
thành viên là các cán bộ thẩm định. Mỗi dự án vay vốn đảm bảo có 02 cán bộ
thẩm định thẩm định xem xét nhằm đảm bảo tính khách quan.
- Tách biệt hẵn cán bộ thẩm định khách hàng doanh nghiệp và cán bộ
thẩm định khách hàng cá nhân tại các chi nhánh nhằm tăng cường tính chuyên môn hoá, đảm vảo cho chất lượng hoạt động thẩm định.
- Đối với các dự án cá biệt, không phổ biến mà giá trị lớn và phức tạp cần có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tư vấn hoặc mời các chuyên gia tham gia thẩm định để đảm bảo chất lượng hoạt động thẩm định, đánh giá đúng tính khả
thi hay không khả thi của dự án. Đánh giá được cá rủi ro có thể xảy ra các các biện pháp giảm thiểu rủi ro cũng như xử lý rủi ro.
- Bố trí lực lượng thẩm định phi tài chính: Ngoài các cán bộ thẩm định trực tiếp dự án vay vốn thì các cấp quản lý cũng cần tham gia vào công tác thẩm
định phi tài chính vì các cán bộ quản lý là những người có nhiều năm kinh nghiệm, có sự nhìn nhận đánh giá các khía cạch phi tài chính như tình hình thị
trường, điều kiện pháp lý, môi trường kinh doanh tốt.