Thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp (chủ dự án)

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ điện thoại cố định của công ty điện thoại hà nội 2 (Trang 47 - 54)

- Tư cách pháp lý của của doanh nghiệp: Về nội dụng thẩm định này các cán bộ thẩm định tại Chi nhánh BIDV Phú Thọ thường thẩm định các nội dụng về hồ sơ pháp lý như sau:

+ Tên doanh nghiệp: + Địa chỉ:

+ Điện thoại: Fax : + SốĐKKD : Nơi cấp Ngày cấp + Người đại diện theo pháp luật:

+ Ngành nghềđăng ký kinh doanh chính: + Vốn điều lệ:

+ Danh sách thành viên góp vốn

Những nội dụng khác của tư cách pháp lý như những nội dung quan trọng của điều lệ công ty thì các cán bộ thẩm định lại ít quan tâm. Điều lệ

công ty là văn bản rất quan trọng đối với công ty vì nó quy định chi tiết về tổ

chức hoạt động, quyền hạn các thành viên … của công ty. Một nội dung thẩm

định quan trọng khác các cán bộ thẩm định thường bỏ qua là xem xét tính pháp lý của ngành nghề kinh doanh. Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần xem xét kỹ lưỡng các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của

các ngành nghề kinh doanh đó. Qua đó làm rõ tính hợp pháp của dự án vay vốn.

- Thông tin về ban lãnh đạo doanh nghiệp/chủ trì dự án: Kinh nghiệm của bản lãnh đạo doanh nghiệp/ chủ trì dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét tính khả thi của dự án. Cán bộ thẩm định tại Chi nhánh BIDV Phú Thọ cũng đã quan tâm đến thẩm định năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp/chủ dự án; tuy nhiên hầu hết mới chỉ nêu vềđộ tuổi, trình độ văn hóa, học vấn, vấn đề vi phạm pháp luật … chưa đi sâu vào kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp, đã trải qua các giai đoạn phát triển nào của ngành, của doanh nghiệp, tình hình điều hành thực hiện các dự án tương tự trước đây … cũng như các vấn đề về ý trí, sự quyết tâm, mối quan hệ, khả năng nằm bắt thị

trường …

Ví dụ: thẩm định năng lực ban lãnh đạo công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà:

“Hai thành viên góp vốn thành lập Công ty: Ông Lê Vĩnh Sơn và Ông Lê Hoàng Hà là hai anh em ruột. Hiện tại cả ông Lê Vĩnh Sơn và Lê Hoàng Hà đều tham gia vào điều hành quản lý công ty với các vị trí là Tổng giám

đốc và phó tổng giám đốc.

Ông Lê Vĩnh Sơn sinh năm 1974 tốt nghiệp đại học Kinh Tế Quốc Dân

đã cùng ông Lê Hoàng Hà thành lập nên công ty Sơn Hà năm 1998.

Ông Lê Hoàng Hà sinh năm 1976 tốt nghiệp đại học Kinh Tế Quốc Dân”

(Nguồn: Tờ trình thẩm định cho vay dự án đầu tư máy móc thiết bị sản xuất thép cán nguội, ống thép không rỉ, chậu rửa, bồn nước Inox của công ty TNHH Cơ Kim khí Sơn Hà )

Từ ví dụ trên ta thấy nội dung thẩm định nội dung thẩm định về năng lực ban lãnh đạo doanh nghiệp/chủ dự án còn sơ sài, chiếu lệ.

- Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Các thông tin Chi nhánh BIDV Phú Thọ thường thẩm định, phân tích là: Sự ra đời, các giai

đoạn phát triển, sự thay đổi về sản xuất kinh doanh, công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp, một số kết quảđạt được …

Như vậy quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp được phân tích và thẩm định tương đối kỹ lượng, sâu sát, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.

- Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp: Nội dung thẩm

định này tại Chi nhánh BIDV Phú Thọ chủ yếu nêu sơ đồ tổ chức, các phòng ban bộ phận, số lượng lao động, mức lương.

Ví dụ: thẩm định mô hình tổ chức, bố trí lao động Công ty TNHH Vạn Lợi:

“Cơ cấu góp vốn:

STT Tên thành viên HKTT Giá trị vốn góp

(1000đ) Tỷ lệ (%) 1 Nguyễn Trung Thành SP Ô Chố 50, Đợê La Thành, Dừa, quận Đống Đa, TPHN 500.000 0.09 2 Nguyễn Cao Bằng SP Ô Chố 50, Đợê La Thành, Dừa, quận Đống Đa, TPHN 549.500.000 99.91 Sơđồ cơ cấu tổ chức: HĐTV TGĐ Các công ty con

Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán Phòng XNK

Hội đồng thành viên gồm các thành viên góp vốn, có các chức năng sau:

Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty và các công ty con, quyết định phương án phối hợp kinh doanh.

Quyết định sử dụng vốn của công ty đểđầu tư thành lập đơn vị do công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác

Quyết định mô hình tổ chức quản lý của các công ty con, quyết định bổ

nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương, các lợi ích khác của thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh quan trọng của công ty và các công ty con.

Phòng hành chính chịu trách nhiệm về chính sách nhân sự, tiền lương, chếđộ chính sách, bảo hiểm cho người lao động

Tổng số cán bộ, nhân viên của Cty hiện nay là khoảng 90 người.

Các công ty con và các công ty có vốn góp chi phối của công ty là đơn vị thành viên của Công ty TNHH Vạn Lợi có tư cách pháp nhân, hạch toán

độc lập, có tài sản riêng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp.

Tổng số cán bộ nhân viên tính trên tất cả các công ty trực thuộc Vạn Lợi là khoảng 535 người”

(Nguồn: Báo cáo thẩm định về việc cấp hạn mức tín dụng năm 2009 cho Công ty TNHH Vạn Lợi)

Qua ví dụ trên ta thấy nội thẩm định khá về mô hình tổ chức sơ sài, hầu hết mới chỉ nêu sơ đồ tổ chức, các phòng ban, số lượng lao động, trình

độ, mức lương. Chưa đánh giá được tính hợp lý, hiệu quả của mô hình tổ

chức. Mô hình tổ chức đó có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty hay không. Chưa tính được các chỉ tiêu về năng suất lao động như doanh thu/đầu người, lợi nhuận/đầu người … và so sánh với các số liệu bình quân

của ngành, của doanh nghiệp tương tựđể thấy được năng hiệu quả của bố trí lao động …

- Lịch sử quan hệ với các Ngân hàng: Đây cũng là nội dung quan trọng được Chi nhánh BIDV Phú Thọ chú trọng thẩm định. Chi nhánh BIDV Phú Thọ thường thẩm định các nội dung này như sau:

+ Tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng khác: dư nợ, kỳ hạn, phân loại nợ

+ Tình hình quan hệ với Chi nhánh BIDV Phú Thọ: dư nợ, phân loại nợ, các giao dịch đã thực hiện.

Thông tin về lịch sử quan hệ với các Ngân hàng được tìm hiểu và phân tích khá đầy đủ, cho thấy được uy tín của khách hàng trong các giao dịch với các ngân hàng cũng nhưđánh giá thiện trí trả nợ của khách hàng.

Các thông tin về lịch sử quan hệ với các Ngân hàng được tham khảo từ

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Dư nợ và tình hình dư nợ (nợ đủ tiêu chuẩn hay không đủ tiêu chuẩn) của doanh nghiepẹ tại các ngân hàng được thống kê khá chính xác. Các thông tin này giúp ích cho việc đánh giá chính xác tình hình quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và các ngân hàng.

2.2.3.2. Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

- Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Chi nhánh BIDV Phú Thọđã chú trọng thẩm định nội dung này. Các nội dung phân tích gồm:

+ Đánh giá hiện trạng của máy móc thiết bị: trình độ công nghệ máy móc thiết bị, công suất vận hành.

+ Năng lực hệ thống nhà xưởng, kho bãi: khả năng lưu trữ, khả năng bảo quản …

- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: Tại Chi nhánh BIDV Phú Thọ, các cán bộ thẩm định hầu như mới chỉ liệt kê các nguyên vật liệu đầu vào, một số nhà cung cấp.

Ví dụ: thẩm định khả năng cung ứng nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào của Công ty TNHH Vạn Lợi

“Nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty được thực hiện nhập khẩu theo hai phương thức chính là nhập khẩu trực tiếp và mua hàng của một số đơn vị kinh doanh thép trong nước:

Nhập trực tiếp: Công ty có đặt quan hệ bạn hàng và là đối tác với nhiều công ty, tập đoàn kinh doanh thép lớn trên thế giới như MMK Metal World Wide Limited (Hongkong), Ferrotrade & Co., Midlan Industries Limited, Stemcor UK Limited (Anh), Sumitomo, Nippon Steel, Kyodo, Sanwa Co., Ltd (Nhật)….

Đơn vị: VNĐ

STT Tên đơn vị Doanh số mua hàng Tỷ trọng (%)

1 BEAK-JEA B&S 1,458,418,380 1.01 2 BROADCOM 8,428,279,326 5.8 3 LAFARGE 176,044,000 0.12 4 PETROMAR 3,406,356,711 2.35 5 SHINNY 4,999,675,107 3.45 6 TECHSIMEX 9,581,329,792 6.62 7 TECNOSID 168 965,425,581 0.67 8 NICOMET 1,950,841,144 1.35 9 REX STEEL 1,298,359,330 0.9 10 PROMOTER 3,004,724,652 2.08 Tổng 35,269,454,023 24

Mua trong nước:

Đơn vị: VNĐ

STT Tên đơn vị Doanh số mua hàng Tỷ trọng (%) 1 Công ty TNHH TM & ĐT An Hà 70.060.000.000 49

3 Công ty CP SX & TM Tiến Đạt 7.934.993.600 5.48 4

Công ty TNHH TM & CN Thái

Sơn 8.880.000.000 6.13

Tổng 109.479.986.000 76

(Nguồn: Báo cáo thẩm định về việc cấp hạn mức tín dụng năm 2009 cho Công ty TNHH Vạn Lợi)

Như vậy việc thẩm định khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp chưa phân tích kỹ sự phụ thuộc vào một hay nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu, xu hướng biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào, tổ

chức thu mua …: Đây là yếu tố quan trọng đánh giá sự ổn định của đầu vào

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đầu ra của doanh nghiệp

- Tổ chức mạng lưới bán hàng, kênh phân phối và phương thức bán hàng: Đánh giá được yếu tố này sẽ biết được khả năng tổ chức tiêu thu sản phẩm của doanh nghiệp. Chi nhánh BIDV Phú Thọ đã tìm hiểu phân tích

được việc tổ chức mạng lưới, kênh phân phối của doanh nghiệp. Các nội dung thường được thẩm định là:

+ Tổ chức thu mua/sản xuất, lưu kho như thế nào + Chuyển đến người mua như thế nào

+ Phương thức bán hàng và thu tiền đối với từng kênh phân phối: bán buôn, bán lẻ, bán dự án, tỷ trọng và số chính sách nợ.

Ta thấy công tác thẩm định chưa phân tích kỹ chính sách bán hàng với từng đối tượng khách hàng, phương thức bán hàng của doanh nghiệp để thấy

được sự phù hợp của phương thức bán hàng, tổ chức mạng lưới kênh phân phối với thực tế thị trường để đưa sản phẩm đến với khách hàng cuối cùng

được thực hiện dễ dàng và hiệu quả nhất.

- Tình hình thực hiện sản lượng, doanh thu: Cho biết được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp; các cán bộ thẩm định chưa phân tích được

các thay đổi về doanh thu từng mặt hàng qua từng năm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ điện thoại cố định của công ty điện thoại hà nội 2 (Trang 47 - 54)