Tình hình kinh tế văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)

2.1.2.1. Về văn hóa, xã hội

Ngay từ buổi bình minh dựng nước và giữ nước của dân tộc, các thế hệ người dân Tam Nông đã biết cùng nhau đoàn kết để chống thiên tai, địch hoạ, sống có tình nghĩa, thuỷ chung và hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng các lực lượng vũ trang, Huân chương chiến công hạng Hai, Huân chương lao động hạng Nhì...Tất cả những yếu tố trên đã hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của quê hương mang đậm sắc thái vùng đất Tổ.

Mặc dù đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng từ lâu, nhân dân Tam Nông đã có đời sống tinh thần hết sức phong phú. Có thể nói đây là vùng đất còn lưu truyền nhiều nhất những truyền thuyết, truyện cổ dân gian của tỉnh Phú Thọ. Tuy bị hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm dưới chế độ thực dân phong kiến, nhưng dòng văn học dân gian, tiêu biểu là các điệu múa, các làn điệu dân ca hát xoan, hát ghẹo, hát ví giao duyên, tục ngữ ca dao về lao động sản xuất...vẫn tồn tại và ngày càng được phát huy. Đặc biệt ở Tam Nông còn lưu truyền nhiều câu chuyện đặc sắc, tiêu biểu là chuyện cười Văn Lang (xã Văn Lương ngày nay). Hàng năm mỗi dịp xuân về,

35

các lễ hội, tục lệ được các địa phương tổ chức tại các ngôi đình của làng. Có hội tổ chức 2-3 ngày, có hội làm 5-7 ngày, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài làng tham gia, tạo nên không khí hết sức sôi nổi. Các lễ hội tổ chức ở Tam Nông được truyền tụng và duy trì sâu rộng trong nhân dân.

“Mười một là hội Hương Nha. Mười hai Gia Dụ, mười ba Hội Hiền”

Nói đến lễ hội ở Tam Nông phải kể đến hội phết Hiền Quan, vì diễn ra sôi động nhất, người tham gia đông nhất và là lễ hội truyền thống tiêu biểu của miền trung du, do đó lễ hội này được sự quan tâm rộng rãi của các cấp, các ngành, nhân dân trong và ngoài tỉnh. Ngoài ý nghĩa lễ hội truyền thống, hội phết Hiền Quan còn là môn thể thao có tinh thần văn hóa cao.

Ngoài những danh nho đỗ đạt, làm quan qua các thời kỳ như: Xuân Nương một nữ tướng tài đã theo Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước, Thừa chánh sứ Lý Bật dưới thời Lê Chiêu Tông... Phần lớn nhân dân Tam Nông đều tỏ rõ sự hiếu học. Ông bà, cha mẹ, chú bác lo dạy dỗ con cháu điều hay lẽ phải, ngăn ngừa thói hư tật xấu. Ngày nay, nhiều làng xã trong huyện vẫn phát huy truyền thống hiếu học, là một trong những huyện điển hình về truyền thống dạy và học của tỉnh. Tỉ lệ đỗ đại học hằng năm 35-45%. Huyện đã đạt chuẩn phổ cập GDTH xoá mù chữ năm 1991, đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi năm 2002 với 20/20 xã thị trấn và đạt chuẩn PCGDTHCS năm 2003. Đây là những tiền đề cho công tác XHHGD phát triển.

2.1.2.2. Về phát triển kinh tế

Nhân dân huyện Tam Nông làm nghề nông trồng lúa nước là chính, bên cạnh còn có cây sơn, cây cọ, cây chè...Do sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống của nhân dân gặp không ít khó khăn, thu nhập bình quân đầu người 20,2 triệu đồng/năm (2015, tăng 2,3 triệu đồng so với năm 2014), tỉ lệ hộ nghèo 12,89% (theo tiêu chí mới). Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,01%. Trong những năm gần đây, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Tam Nông đã và đang có chiều hướng phát triển khá mạnh mẽ. Khu công nghiệp Trung Hà (Hồng Đà) đã và đang xây dựng, đã quy hoạch khu công nghiệp Tam Nông (Cổ Tiết, Văn

36

Lương, Quang Húc, Tề Lễ), các làng nghề như làng mộc Minh Đức (Thanh Uyên), mây tre đan xuất khẩu Dậu Dương, Tam Cường, làng nghề sơn mài truyền thống xã Thọ Văn (công ty TNHH sơn mài Tam Sơn)... đã và đang phát triển. Đời sống của người dân đã từng bước được cải thiện đáng kể.

Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã tác động rất lớn đến sự phát triển giáo dục nói chung, xây dựng, phát triển trường học đạt chuẩn Quốc gia nói riêng. Tam Nông xác định phát triển kinh tế bằng chính sự phát triển giáo dục, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế nhưng Huyện uỷ, HĐND, UBND đã quan tâm trú trọng đi sâu vào phát triển nguồn nhân lực, chiến lược phát triển con người, với phương châm: Đầu tư cho giáo dục là con đường ngắn nhất để xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Từ quan điểm đó, các hoạt động đầu tư, chăm lo đến giáo dục, công tác XHHGD ngày càng được chú trọng, đã và đang phát huy được hiệu quả, huy động được toàn Đảng, toàn dân quan tâm tham gia giáo dục trên mọi phương diện.

Một phần của tài liệu Phát triển các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)