Xuất giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu chế định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 54 - 56)

4. Kết cấu của luận văn

3.2.3.xuất giải pháp hoàn thiện

* Hoạt động hòa giải ở cơ sở

Đối với giải quyết tranh chấp đất đai về hợp động tặng cho quyền sử dụng đất, pháp luật cần có văn bản thống nhất quy định các hoạt động tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được tiến hành hòa giải tại cơ sở cấp xã trước khi khởi kiện tại Tòa án để làm căn cứ pháp lý để áp dụng trên thực tế. Đồng thời, quy định như vậy cũng phù hợp với quy định của luật đất đai là khi có tranh chấp đất đai xảy ra phải được tiến hành hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đât có tranh chấp và tranh chấp đất đai là sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp về hợp đồng tặng cho cũng liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác hòa giải tại cơ sở khi có sự tranh chấp diễn ra, các cơ quan tiến hành phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thành phần theo quy định của pháp luật, cần có những quy định cụ thể về hiệu lực của biên bản hòa giải để công tác hòa giải về tranh chấp đất đai được áp dụng trong thực tế, nâng cao và đẩy mạnh vai trò của hoạt động hòa giải về tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nói riêng.

* Xây dựng pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, cụ thể là hợp đồng tặng cho có điều kiện

Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về đất đai, trong đó có những quy định pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực tặng cho quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế về việc tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra ngày càng

đa dạng và phức tạp, trong đó có một số vấn đề mà pháp luật chưa đề cập tới hoặc còn tồn tại nhiều vướng mắc. Vì vậy, để quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất ngày một ổn định và phát triển hơn nữa, người viết xin đề xuất một số ý kiến trong việc xây dựng pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện: “Trường hợp người được tặng cho đã thực hiện xong nghĩa vụ cam kết, nhưng người tặng cho không giao quyền sử dụng đất; nếu người được tặng cho đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì buộc người tặng cho phải giao đất cho người được tặng cho để sử dụng; nếu người được tặng cho chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì buộc người tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà người được tặng cho đã thực hiện”. “Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho quyền sử dụng đất có lỗi do cố ý không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại quyền sử dụng đất và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có); nếu bên được tặng cho quyền sử dụng đất không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ do không có lỗi thì bên tặng cho có quyền đòi lại quyền sử dụng đất và phải thanh toán giá trị mà bên được tặng cho đã đầu tư trên đất”.

* Giải quyết khó khăn về quyền sử dụng đất của hộ gia đình

- Để khắc phục những khó khăn, bất cập do quy định pháp luật về đất cấp cho “hộ” như hiện nay các cơ quan ban ngành chức năng cần phối hợp với nhau để tháp gỡ những vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định trên. Cần phải tổ chức một cách khoa học quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ, cá nhân, cộng đồng dân cư…, cụ thể:

+ Trước hết, cần thiết phải đính chính bổ sung chủ sử dụng đất từ hộ gia đình sang các cá nhân là thành viên, tức là ghi đủ tên các thành viên của hộ hoặc một hay một số cá nhân khi có căn cứ chứng minh nguồn gốc đất đó do cá nhân chuyển nhượng, được chia tách hoặc do thừa kế, tặng cho riêng.

+ Thứ hai, những giấy chứng nhận đang trong quá trình xét, cấp thì chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình khi các thành viên trong hộ sử dụng đất cùng làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đó sẽ là căn cứ xác thực để người dân có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và cơ quan tố tụng cũng như các các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể xác định chính xác số lượng thành viên trong hộ sử dụng đất khi tham gia giao dịch.

+ Thứ ba, trường hợp đất đã cấp cho hộ gia đình mà một trong các thành viên trong hộ muốn tách ra một thửa riêng bằng văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử

dụng đất thì diện tích đất còn lại phải xác định rõ thuộc quyền sử dụng của những cá nhân nào trong các thành viên còn lại trong hộ. Đối với đất cấp trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu chung của vợ, chồng thì cần ghi đầy đủ tên vợ và chồng vào giấy chứng nhận.

+ Về phía các cơ quan tố tụng, đề nghị các ngành Trung ương sớm có hướng dẫn để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về việc áp dụng pháp luật đối với tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến đất cấp cho “hộ” để các địa phương có cách hiểu thông nhất nhằm đảm bảo việc giải quyết án chính xác, nhanh chóng, tránh việc hủy án liên quan đến xác định thành viên trong hộ phải xử đi, xử lại nhiều lần gây phiền hà cho người dân.

Một phần của tài liệu chế định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 54 - 56)