Đối tượng của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu chế định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 33 - 34)

4. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Đối tượng của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Đối tượng của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hiển nhiên phải là quyền sử dụng đất, tuy nhiên không phải quyền sử dụng đất nào cũng trở thành đối tượng của hợp đồng tặng cho mà chỉ những quyền sử dụng đất không bị pháp luật cấm tặng cho mới trở thành đối tượng của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật đất đai thì: Đối tượng của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là quyền sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối), quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trừ khi những quyền sử dụng đất này bị hạn chế trong các điều kiện được quy định tại Điều 103, Điều 104 Nghị định 181 năm 2004 của Chính phủ.

Như vậy không phải bất cứ ai có quyền sử dụng đất đều có quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho bất cứ người nào và không phải bất cứ người nào cũng có quyền nhận tặng cho quyền sử dụng đất, mà việc tặng cho và nhận tặng cho quyền sử dụng đất phải tuân theo các quy định của pháp luật, cụ thể như:

- Đối với đất nông nghiệp, đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì người sử dụng đất hợp pháp có quyền tặng cho quyền sử dụng đất, nếu người có đủ các điều kiện sau:24

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Đất không có tranh chấp.

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. + Trong thời hạn sử dụng đất.

+ Quyền sử dụng đất không bị pháp luật cấm trong giao dịch tặng cho. Quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với loại đất như sau thì không được thực hiện tặng cho: đất được nhà nước giao không có thu tiền sử dụng đất hoặc đất có thu tiền sử dụng đất, đất nhận chuyển nhượng mà tiền sử dụng đất đã trả thuộc ngân

24

sách nhà nước. Theo đó, các loại đất rừng phòng hộ, rừng đặt dụng, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất xây dựng công trình văn hóa y tế, giáo dục, đào tạo, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,… được nhà nước giao không thu tiền và đất giao có thu, đất nhận chuyển nhượng mà tiền sử dụng đất thuộc ngân sách nhà nước thì không được thực hiện tặng cho theo quy định của pháp luật.25

- Đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất mà hộ gia đình, cá nhân đã chuyển nhượng và không còn đất với đất để sản xuất, không còn đất để ở, nếu được Nhà nước giao lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được tặng cho quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai.

- Đối với đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình, cá nhân sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng thì không được phép tặng cho quyền sử dụng đất nói trên cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.

- Đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

- Đối với hộ gia đình cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.

- Hộ gia đình cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, thuộc rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.

Một phần của tài liệu chế định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)