Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp liên quan đến tặng cho quyền sử dụng

Một phần của tài liệu chế định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 52 - 54)

4. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp liên quan đến tặng cho quyền sử dụng

hiểu khác nhau về việc xác định thành viên trong hộ ngay cả các cơ quan tố tụng cấp trên và cấp dưới cũng hiểu không thống nhất với nhau. Trong trường hợp này, việc xử án mang tính chất quan điểm chưa sát với thực tế và chưa đảm bảo được quyền lợi cho các đương sự. Ngay cả các cơ quan tố tụng địa phương khi giải quyết đối với loại tranh chấp này rất phập phồng lo sợ việc giải quyết án của mình không đúng với các quy định của pháp luật dẫn đến án bị sửa, hủy.

3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp liên quan đến tặng cho quyền sử dụng đất đất

Hiện nay, các tranh chấp về đất đai, trong đó có tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày càng gia tăng và phổ biến trên thực tế. Sở dĩ ngày có điều này là do nhiều nguyên nhân (cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan).

* Nguyên nhân khách quan

- Do Nhà nước chậm ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

Tặng cho quyền sử dụng đất là một loại giao dịch dân sự diễn ra tương đối phổ biến trong đời sống xã hội. Các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất được Luật dân sự 1995 cho phép 5 giao dịch về đất trong đó có chuyển đổi quyền sử dụng đất, nhưng không có tặng cho quyền sử dụng đất, có thể thấy trong giai đoạn này hình thức chuyển đổi đất được diễn ra phổ biến hơn vì đó là giao dịch đơn giản nhất của chuyển quyền sử dụng đất diễn ra giữa những người sử dụng đất với nhau, cả bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền điều chấm dứt quyền sử dụng đất với mảnh đất của mình và xác lập quyển sử dụng với mảnh đất khác, có thể hiểu đó là việc đất đổi lấy đất. Trong khi đó hoạt động tặng cho quyền sử dụng đất là sự dịch chuyển quyền sử dụng đất hoàn toàn không có đền bù, thực tế các giao dịch về tặng cho quyền sử dụng đất vẫn phát sinh các tranh chấp và cần sự điều chỉnh của pháp luật, nhưng cả một thời gian dài từ năm 1980 đến trước khi Luật đất đai năm 2003 ra đời thì Nhà nước ta chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh về quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất. Do vậy người sử dụng đất không nắm được họ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất hay không và muốn tặng cho quyền sử dụng đất phải tiến hành như thế nào, làm những thủ tục gì... Trong khi đó việc tặng cho quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm chỗ ăn ở hoặc sản xuất kinh doanh cho những người thân vẫn là một nhu cầu cấp thiết của họ. Vì vậy, họ tự động tặng cho nhau quyền sử dụng đất mà không tuân theo một quy tắc

chung nào cả và hình thức của hợp đồng tặng cho thì cũng đa dạng: có người thì tặng cho bằng hợp đồng miệng (nói miệng), có người thì viết giấy tặng cho... mà không có sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước. Tất cả các yếu tố đó dẫn đến sau này khi phát sinh mâu thuẫn trong cuộc sống họ quay ra kiện đòi lại quyền sử dụng đất không được ổn định và là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra ngày càng nhiều.

- Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường

Sự tác động của nền kinh tế thị trường đã biến đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị cao. Vì vậy, để thu về một lợi ích nhất định, người tặng cho mong muốn đòi lại quyền sử dụng đất, còn người được tặng cho thì không muốn trả lại, sự mâu thuẫn về lợi ích là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Như vậy có thể thấy nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ tới các bên trong quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất và nó là một trong những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các vụ án yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

* Nguyên nhân chủ quan

- Do ý thức pháp luật của người tham gia quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất.

Khi tặng cho nhau quyền sử dụng đất, nếu các bên trong quan hệ tặng cho có ý thức pháp luật thì sẽ tiến hành làm các thủ tục đăng ký, kê khai việc chuyển quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và như vậy thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ nắm bắt, kiểm soát được việc chuyển quyền sử dụng đất từ người này sang người khác và có cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được tặng cho. Khi người được tặng cho được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc tặng cho đã hoàn thành và Nhà nước công nhận việc tặng cho này là hợp pháp - đây là một căn cứ để tránh việc đòi lại quyền sử dụng đất của người tặng cho và cũng là cơ sở để góp phần ổn định quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều người khi tặng cho nhau quyền sử dụng đất thường chỉ thỏa thuận miệng mà không tiến hành làm các thủ tục đăng ký, kê khai việc chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, vì vậy Nhà nước không thừa nhận việc tặng cho này, do đó khi có mâu thuẫn xảy ra, người tặng cho có thể đòi lại quyền sử dụng đất đã tặng cho và đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến phát sinh các vụ án yêu cầu tuyên hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

- Do mâu thuẫn bất đồng giữa các bên trong quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất.

Trong quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất, người tặng cho và người được tặng cho thường có mối quan hệ ruột thịt trong cùng một gia đình hoặc là quan hệ họ hàng thân thích. Khi xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng (phần lớn là người tặng cho không đồng ý với cách cư xử, ăn ở của người được tặng cho) thì người tặng cho thường đòi lại quyền sử dụng đất đã tặng cho. Đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện, nếu người được tặng cho không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều kiện mà người tặng cho nêu ra thì thường phát sinh những mâu thuẫn và người tặng cho cũng có thể đòi lại quyền sử dụng đất của mình mà bên được tặng cho đang sử dụng.

Như vậy, có thể thấy những mâu thuẫn, bất đồng giữa người tặng cho và người được tặng cho là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu chế định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 52 - 54)