Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Phát triển mô hình kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử áp dụng cho chuỗi cửa hàng tiện ích tại địa bàn hà nội (Trang 92 - 95)

 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam đã có những nhận thức về thương mại điện tử,tương lai sẽ có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên để đẩy mạnh hơn nữa các doanh nghiệp than gia vào thương mại điện tử và người tiêu dụng hình thành thói quen mua sắm online, sử dụng thẻ thanh toán… thì Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền , phổ biến về tầm quan

trọng của thương mại điện tử đến các doanh nghiệp. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nươc liên quan là Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ công thương trong dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng như đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện nay để có biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo thương mại điện tử đi vào chiều sâu, đáp ứng ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn.

 Hoàn thiện hệ thống luật

Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, các nghị định, văn bản hướng dẫn áp dụng luật của Nhà nước sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập với các điều luật quốc tế về thương mại điện tử.

Tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi Luật Thương mại sao cho phù hợp với các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, và các thiết bị điện tử khác.

Hợp tác tích cực với các quốc gia đã có một nền kinh tế điện tử hiện đại nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt kinh nghiệm xây dựng và thực thi các chính sách pháp luật liên quan tới thương mại điện tử, đi tắt đón đầu trong việc nắm bắt các công nghệ hiện đại trong thương mại điện tử nói chung.

Có các cơ chế, chính sách khuyến khích sự phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện ích hay doanh nghiệp bán lẻ điện tử

• Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước : Với các nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước cần tiếp tục tạo môi trường pháp lý thông thoáng, duy trì sự ổn định nền kinh tế vĩ mô bên cạnh việc đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quá trình cấp giấy phép hoạt động cũng như điều chỉnh giấy phép. Với các nhà đầu tư trong nước cùng với việc đơn giản hoá thủ tục hành chính nhà nước cần khuyến khích việc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Thêm vào đó nhà nước cần thận trọng trong việc cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài, tránh cấp phép tràn lan dẫn đến cảnh phá sản của các nhà kinh doanh trong nước

• Chính sách tài chính tín dụng: Kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích đòi hỏi đầu tư ban đầu không nhỏ trong khi thời gian thu hồi vốn lâu. Hiện nay nhà nước chưa có chính sách tín dụng ưu tiên phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, các doanh nghiệp kinh doanh phải tự lo nên gặp nhiều khó khăn do hạn chế về vốn vì thế nên có chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

• Chính sách về đất đai và quy hoạch: Tình trạng khan hiếm mặt bằng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích khi tìm kiếm địa điểm phù hợp cho cửa hàng. Nên chăng cần có chính sách hỗ trợ mặt bằng cho các doanh nghiệp với quỹ đất nhất định của nhà nước cho phát triển các cửa hàng tiện ích.

• Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng hoá: Với việc nhà nước hỗ trợ xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bao gồm: quy hoạch mạng lưới, đầu tư xây mới các chợ đầu mối, trung tâm bán buôn, toàn bộ hoạt động logistics từ khâu thu mua, chế biến, bảo quản, dự trữ, xây dựng hệ thống kho hàng hiện đại, vận chuyển, điều phối, hệ thống trang thiết bị quản lý…sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hoá theo hình thức phân phối hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp hàng cho các cửa hàng tiện ích dẫn đến sự phát triển tốt hơn của mô hình này.

• Cần có sự phối hợp giữa các ban ngành và cơ quan chức năng vì mỗi bộ, ngành có thẩm quyền về những lĩnh vực riêng biệt nhưng giữa chúng lại có sự liên quan mật thiết. Trong kinh doanh cửa hàng tiện ích cũng như siêu thị, Bộ công thương giữ vai trò quản lý về thương mại, nhưng việc cấp phép đầu tư lại thuộc thẩm quyền Bộ kế hoạch và đầu tư và Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố. Có trường hợp như Metro được cấp phép xây dựng 12 trung tâm ở các thành phố lớn trong khi đó các siêu thị trong nước đang thiếu mặt bằng kinh doanh. Đây là ví dụ thể hiện cần có chính sách phối hợp và quản lý tốt giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không bị lấn át bởi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

nước cũng cần chú ý đến kiểm tra tính minh bạch trong niêm yết giá tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh không lành mạnh_đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài chịu lỗ để hút khách, thâu tóm thị trường, cùng với việc đó là giám sát các chương trình khuyến mại tránh việc lợi dụng khuyến mại tiêu thụ hàng tồn và kém chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Phát triển mô hình kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử áp dụng cho chuỗi cửa hàng tiện ích tại địa bàn hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w