thương mại bán lẻ tại Hà Nội
Sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các trang web và sàn giao dịch điện tử… đã mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích mới, doanh số bán hàng theo hình thức thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng còn có những mặt hạn chế nhất định.
Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê và Nielsen, thị trường bán lẻ là thị trường phát triển nhất trong những năm gần đây đặc biệt là ngành hàng tiêu
dùng nhanh. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cao nhất trong khu vực (23%). Tổng doanh thu hàng tiêu dùng (bán lẻ) Hà Nội đạt trên 23.000 tỷ đồng/tháng. Trong đó doanh thu các siêu thị offline Hà Nội đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng/tháng. Xu hướng mua hàng online lĩnh vực tiêu dùng nhanh ở các nước giàu có, hiện đại đã rất phát triển. Tại Việt Nam, thị trường có, nhu cầu có, nhưng hiện tại chưa công ty nào đầu tư bài bản. Theo khảo sát của Google, 29% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng lý do họ mua hàng trên mạng chủ yếu thông qua giới thiệu của bạn bè. Người tiêu dùng Việt Namlà một trong những nhóm rất nhạy cảm về giá cả. “Yếu tố quan trọng nhất là tính trải nghiệm khi họ mua hàng rẻ hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Dễ nhận thấy ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam, đặc biệt là khu thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp nhiều nhưng chưa đủ lớn. Trừ nhóm hàng bán lẻ điện máy như thegioididong.com, fptshop.com... với hệ thống siêu thị thành viên phủ khắp cả nước thì trong ngành bán lẻ thương mại điện tử B2C chưa nhiều những mô hình lớn về vốn và độ phủ trên thị trường.
Trong khi đó, các hãng thương mại điện tử nước ngoài đang lên kế hoạch đổ bộ vào Việt Nam. Giới chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước khi mà thị trường bán lẻ mở cửa hết mức vào 2015.
Theo các doanh nghiệp, có nhiều lý do khiến họ chưa "mạnh tay" cho bán hàng online. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là thói quen tiêu dùng. Việc hình thành thói quen mua sắm trên mạng còn gặp khó khăn, phần lớn là do yếu tố niềm tin. Khi mà người dân Việt Nam vẫn có thói quen mua hàng phải nhìn thấy tận mắt, sờ tận tay thì mới tin.
Không những thế, thời gian qua, nhiều công ty bán hàng đa cấp trá hình thương mại điện tử như Diamond Holiday, Muaban24... và sự rạn nứt của ngành
công nghiệp mua hàng theo nhóm như Deal Sốc, Nhóm Mua... càng khiến cho niềm tin của người tiêu dùng bị sụt giảm.
Rõ ràng, phương thức kinh doanh này cũng có những mặt trái cần uốn nắn lại, đó là mua bán hàng hóa mang tính chất thu lợi nhuận đơn thuần, lừa lọc khách hàng về mẫu mã, giá cả, chất lượng làm thiệt hại người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín đối với các doanh nghiệp bán hàng qua mạng chân chính.
Sự phát triển của thương mại điện tử là một điều tất yếu không có gì ngăn cản được trước mắt cũng như trong tương lai.Việt Nam là một nước đi sau, song thương mại điện tử chắc chắn sẽ tốt đẹp lành mạnh hơn để phục vụ cho xã hội tiêu dùng.
Điều quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan làm được những gì để hạn chế những mặt trái của sự phát triển và các doanh nghiệp thương mại điện tử muốn phát triển bền vững có thương hiệu cần phải làm gì để phát triển nhanh và vững chắc doanh nghiệp của mình.