Thực trạng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Phát triển mô hình kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử áp dụng cho chuỗi cửa hàng tiện ích tại địa bàn hà nội (Trang 68 - 71)

Theo Nielsen, nhu cầu về sự tiện ích ngày càng tăng mạnh tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Số lượng các cửa hàng tiện ích ngày càng gia tăng tác động lớn đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng thời gian qua. Cụ thể, so với năm 2012, số lượng cửa hàng tiện ích đã tăng gấp đôi từ 147 lên đến 348 cửa hàng năm 2014, trong khi đó chuỗi các siêu thị mini (minimart) cũng tăng từ 863 lên1452 cửa hàng; lượng khách hàng mua sắm ở chợ truyền thống trong năm 2014 đã giảm 5% so với năm 2012, và con số này giảm tới 17% đối với các cửa hàng tạp hóa truyền thống.

Hình 2.4: Số lượng các cửa hàng hiện đại tại Việt Nam

(Nguồn : Nielsen)

Trong tương lai gần Hà Nội sẽ có khoảng 10 triệu dân, tiếp tục khẳng định vị thế của một đô thị hàng đầu, có mức sống và sức mua đang trên đà cải thiện, đồng thời là trung tâm thương mại chung của khu vực phía Bắc. Thu nhập bình quân của người Hà Nội sẽ đạt 3.300 USD/năm vào năm 2015 và 5.300 USD/người vào năm 2020. Năm 2015, loại hình dịch vụ bán lẻ hiện đại sẽ chiếm khoảng 40% hoạt động thương mại, tỷ lệ này tăng lên 60% vào năm 2020. Dự báo, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt mức 18-20%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 17- 18%/năm. Tổng doanh thu hàng hóa bán lẻ đạt khoảng 19 tỷ USD vào năm 2015 và năm 2020 tăng lên hơn 45 tỷ USD; nhu cầu về dịch vụ bán buôn hàng tiêu dùng đạt khoảng 12 tỷ USD năm 2015…

Những con số này cho thấy triển vọng phát triển thị trường bán lẻ nói chung cũng như loại hình cửa hàng tiện ích nói riêng là rất khả quan. Phần lớn dân số Việt Nam nằm trong độ tuổi 18 đến 30. Dân số trẻ, lực lượng lao động

đông đảo cũng tạo nguồn nhân công dồi dào cho các cửa hàng tiện ích, đảm bảo khả năng cung cấp lao động 24/24 cho các cửa hàng này phát triển mà không phải lo lắng về việc thiếu nhân công như Mỹ hay Nhật Bản. Bên cạnh đó việc gia nhập WTO, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ,mức sống cải thiện làm thay đổi dần dần thói quen mua sắm ở Việt Nam. Thói quen mua sắm hiện đại tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…tăng từ 9% năm 2009 lên 14% năm 2012 và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2015. Thói quen mua sắm thay đổi đưa người dân đến việc mua sắm tại các cửa hàng tiện ích khi các cửa hàng này đã tạo dựng được hình ảnh trong mắt người tiêu dùng.

Trong xã hội nước ta hiện nay tầng lớp những người tiêu dùng trẻ cũng như những người tiêu dùng có thu nhập cao tăng lên và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc quyết định xu hướng tiêu dùng. Một bộ phận lớn những người tiêu dùng trẻ và những người có thu nhập cao hiện đại và năng động bận rộn với công việc, ít có thời gian đi chợ hay siêu thị mua sắm chỉ trừ dịp cuối tuần mô hình cửa hàng tiện ích với những hàng hoá thiết yếu mở cửa tới tận đêm khuya phục vụ những hàng hoá thiết yếu và sẵn sàng giao hàng tận nhà hoàn toàn phù hợp với họ. Với đối tượng khách hàng trung tâm là những người trẻ tuổi, có thu nhập, các cửa hàng tiện ích có khả năng phát triển thuận lợi ở thị trường Việt Nam cũng như đã phát triển ở Thái Lan hay Trung Quốc. Sự xuất hiện của các khu chung cư quy hoạch bài bản cũng tạo điều kiện để các cửa hàng tiện lợi hoạt động ở các khu vực này cũng như các mini mart đã và đang hoạt động, giờ mở cửa khuya cùng với việc ngay gần khu dân cư và không có sự xuất hiện của các cửa hàng tạp hoá tạo điều kiện để các cửa hàng tiện ích cung cấp nhiều hàng hoá khác nhau đến tay người dân. Với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, bên cạnh các yếu tố trên, thị trường bán lẻ Việt Nam còn manh mún, số các cửa hàng tạp hoá gia đình đông đảo rải rác khắp nơi đóng vai trò quan trọng trong phân phối hàng hoá chính là điều kiện thuận lợi để họ phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại như cửa hàng tiện ích vì với số vốn lớn, quản lý kinh doanh chuyên nghiệp và sự bài

bản trong logistic cũng như nhân sự được đào tạo chu đáo các nhà bán lẻ nước ngoài hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường

Rõ ràng, Hà Nội tiếp tục khẳng định là thị trường tiềm năng của tất cả các loại hình kinh doanh không chỉ riêng loại hình cửa hàng tiện lợi. Hiện nay, đường đua này trở nên sôi động với những tay đua như: Shop & Go, Circle K, Family Mart, Ministop, Co.op Food, Satra Food, New Chợ... họ lặng lẽ chạy marathon và không ngần ngại tuyên bố kế hoạch của mình. Dẫn đầu hiện nay là Shop & Go với số lượng 70 cửa hàng, mặc dù không đưa ra kế hoạch cụ thể về số lượng cửa hàng, nhưng với mô hình hợp tác kinh doanh với các hộ gia đình hiện nay, Shop & Go đã cho thấy một bước đi đầy xông xáo. Cũng cùng một nhận diện màu đỏ như Shop & Go, Circle K cũng đã bắt đầu trở nên quen thuộc với thị trường,.

Family Mart và Ministop, hai ông khổng lồ đầy cẩn trọng đến từ Nhật Bản cũng không kém phần lạc quan với cùng một con số 300 cửa hàng trong vòng 3 năm. New Chợ - một mô hình cửa hàng nhỏ của Big C cũng đã tham gia thị trường với 3 cửa hàng.

Những nhãn hiệu nội địa cũng làm cho thị trường sôi động không kém là Co.op Food và Satra Food với mô hình mang tính đặc trưng về một tiệm tạp hóa Việt Nam.

Nhìn nhận chung, tình hình phát triển mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích tại địa bàn Hà Nội vẫn đang còn rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước bởi số lượng các chuỗi cửa hàng tiện ích vẫn chưa đáp ứng hết đa phần số lượng người dân Thủ đô.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Phát triển mô hình kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử áp dụng cho chuỗi cửa hàng tiện ích tại địa bàn hà nội (Trang 68 - 71)