Chuyển dịch từ kênh bán lẻ truyền thống sang hiện đại, mua bán hàng online và thương mại điện tử là xu hướng phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới. Khi đó, ranh giới giữa thương mại điện tử và bán lẻ sẽ dần biến mất, và thương mại điện tử cùng kinh doanh trực tuyến sẽ trở thành một phần thiết yếu của bán lẻ.
Theo khảo sát thị trường thương mại điện tử do Bộ Công Thương tiến hành năm 2013, ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của một người Việt Nam đạt khoảng 120 USD. Sản phẩm được lựa chọn mua sắm tập trung vào các mặt hàng như thời trang, mĩ phẩm (62%), đồ công nghệ và điện tử (35%), đồ gia dụng (32%), vé máy bay (25%) và một số các mặt hàng khác.
Bảng 2.2: Bảng khảo sát thị trường TMĐT năm 2013
( Nguồn: Bộ Công Thương )
Theo một khảo sát về tình hình mua sắm trực tuyến đối với cá nhân, với sự tham gia của 781 người có sử dụng Internet tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tỉ lệ người truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến là 57% ước tính doanh số thương mại điện tử B2C khoảng 2,2 tỉ USD. Dự báo, đến 2015 Việt Nam sẽ có khoảng 40 – 45% dân số sử dụng Internet.
Căn cứ vào những số liệu trên và ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, Bộ Công thương dự báo doanh số thương mại điện tử B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt trên dưới 4 tỉ USD.
Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán là tiền mặt (74%), hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 18%, hình thức trung gian thanh toán qua các website thương mại điện tử chiếm 8%.
Rõ ràng, là môi trường thuận lợi cho các dịch vụ mua sắm trực tuyến phát triển hay nói cách khác mô hình kết hợp giữ thương mại truyền thống và thương mại điện tử sẽ có những bước tiến tột bậc không chỉ riêng các doanh nghiệp (DN) bán lẻ.
Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển Internet nhanh với nhiều loại hình dịch vụ truy cập Internet đa dạng, vì thế số người sử dụng các dịch vụ này đan xen lẫn nhau, một người có thể sử dụng nhiều loại hình truy cập Internet và ở nhiều nơi, các hộ gia đình, các tổ chức cũng có sự thay đổi lựa
chọn đa dạng dịch vụ kết nối với chất lượng, băng thông khác nhau thay vì chỉ kết nối ADSL truyền thống. Vì thế, Việt Nam đã liên tục trong top 20 những quốc gia có người sử dụng Internet nhiều nhất từ năm 2010 (đứng vị trí 20).
Và trên thực tế, từ nhiều năm nay, các nhà kinh doanh siêu thị như Co.opmart, Big C, Citimart, Maximark, Fivimart... đã quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, những hoạt động đầu tư của các DN này chỉ dừng ở việc xây dựng trang web giới thiệu công ty và mặt hàng
• Tại Co.op Mart
Năm 2003, Co.opmart đã công bố bán hàng trực tuyến tại các địa chỉ http://www.saigon-coopmart.com và http://www.saigoncoopmart.com.vn. Liên tục đó đến nay, DN này đã không ngừng chăm chút cho mảng kinh doanh trên nền tảng internet.
Cùng với việc ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, hệ thống siêu thị Co.opmart cũng đã tung ra trang fanpage Co.opmart www.facebook.com/hethongcoopmartvn) với mục đích tạo một kênh truyền hông với khả năng tương tác cao với khách hàng. Mỗi tháng các fanpage còn tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi thông tin với đại diện lãnh đạo Co.opmart. Theo đại diện của Co.opmart, sau hơn 8 tháng ra đời, fanpage Co.opmart đã trở thành cộng đồng của hơn 70.000 fan. Dù các DN bán lẻ đã bắt đầu khai thác kênh bán hàng hiện đại này nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Trên thực tế, hình thức bán hàng online tại Co.opmart chủ yếu là khách hàng vào trang web xem, sau đó gọi điện thoại đặt hàng và thanh toán khi đã nhận được hàng.
Bán hàng trực tuyến cho đến thời điểm này vẫn là xu hướng phát triển tất yếu song hành cùng tốc độ phổ biến nhanh chóng của internet và các ứng dụng di động tại Việt Nam. Tuy nhiên, khai thác thế nào để kênh bán hàng này thật sự hiệu quả thì đòi hỏi DN phải có sự đầu tư nghiên cứu về thói quen tiêu dùng, văn hóa tiêu dùng cho từng ngành hàng, từng dòng sản phẩm.
Trang web hiện nay của Big C chủ yếu phục vụ cho việc cập nhật thông tin đến người tiêu dùng, giúp khách hàng có đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định mua sắm hàng hóa.Tương tự như website, fanpage Big C chủ yếu phục vụ cho việc cập nhật thông tin, đồng thời là một công cụ giúp Big C có thể tương tác với khách hàng nhanh hơn. Big C chưa có kế hoạch sử dụng fanpage như là công cụ bán hàng online. Với siêu thị tổng hợp kinh doanh khoảng 50.000 mặt hàng như Big C, việc triển khai kênh bán hàng online khá phức tạp.
Tuy vẫn chưa có nhiều hiệu quả từ mô hình bán hàng này nhưng các doanh nghiệp bán lẻ vẫn tin tưởng vào tương lai và tiếp tục đầu tư. Không tiết lộ cụ thể số tiền đầu tư cho bán hàng online nhưng trong những năm gần đây, chi phí quảng bá thương hiệu của Big C trên kênh online có tỷ lệ tăng dần theo từng năm. Khi các kênh truyền thông truyền thống không còn là lựa chọn duy nhất của người tiêu dùng và kênh online ngày càng áp đảo thì chiến lược truyền thông của các DN bắt buộc phải hướng đến kênh truyền thông mới này. Và khi các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, logistics... thực sự hoàn thiện, Big C cũng sẽ nghiên cứu việc triển khai kênh bán hàng này để phục vụ nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Thực tế tại các siêu thị tổng hợp cũng tương tự như kết quả thống kê của các cơ quan chức năng. Hiện tại, kinh doanh online mới chỉ chiếm 0,3 - 0,5% tổng doanh số bán lẻ (khoảng 500 tỷ đồng), trong khi có thể đạt đến 105.000 tỷ đồng/năm.
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam thực hiện với 3.193 DN cho thấy, mới có 42% DN xây dựng website riêng, trong số đó chỉ 29% chấp nhận đặt hàng qua website.
Theo điều tra của Công ty Công nghệ thanh toán toàn cầu VISA, 71% người dùng internet ở Việt Nam mua hàng trực tuyến trong năm 2012 và 90% cho biết họ sẽ mua hàng trực tuyến trong tương lai. Con số này vẫn còn quá ít so với tiềm năng thị trường. Trong lĩnh vực chuyên về bán hàng trực tuyến, theo
báo cáo của nganluong.vn, đến 2/2012 có trên 10.000 website bán hàng đã tích hợp với ví điện tử Ngân Lượng với tổng doanh số trung bình 20-25 tỷ đồng/tháng.
Mặc dù vậy, vẫn có mô hình bán lẻ trực tuyến thành công như Lazada. Tập đoàn mua bán trực tuyến Lazada cùng các nhà đầu tư vừa công bố khoản đầu tư (bao gồm cũ và mới) đạt trị giá 100 triệu USD vào Lazada. Được biết, Lazada đã vượt qua mức 1 triệu đơn hàng, hiện có 90% đơn hàng được giao trong ngày và 85% đơn hàng được giao trong ngày tiếp theo. Tuy nhiên, không phải ngành hàng nào cũng có thể triển khai thương mại điện tử.
Một số ngành như du lịch, sách, điện thoại, thời trang, điện máy... phù hợp với thương mại điện tử hơn so với các ngành khác như kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh chỉ có thể sử dụng internet như là một kênh marketing, quảng bá thương hiệu.
Điển hình là thế giới di động đã áp dụng sự kết hợp giữa các cửa hàng truyền thống và cách làm thương mại điện tử cụ thể như hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, có quy trình đặt hàng và phương thức thanh toán hợp lý và đa dạng, có sử dụng viral marketing để quảng cáo và tiếp thị trực tuyến đã giúp cho thegioididong.com đã phát triển bùng nổ và luôn giữ vững vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ điện tử trên toàn quốc.