Chất thơ từ những trang văn tả cảnh

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI đặc TRƯNG của CHỦ NGHĨA LÃNG mạn (Trang 63 - 64)

II. Từ đặc trưng chung…

a.Chất thơ từ những trang văn tả cảnh

Không gian, thời gian được miêu tả trong tác phẩm là phố huyện từ chiều tối đến đêm khuya. Nhà văn miêu tả đúng theo quá trình vận động của thời gian. Mở đầu tác phẩm là những câu văn đầy chất thơ chất nhạc, miêu tả cảnh buổi chiều: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”…

Rồi đến cảnh trời đêm: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”.

Và đây là cảnh đêm khuya: “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một…”.

Những câu văn xuôi mà đọc lên đầy chất thơ, có nhịp điệu, có biện pháp tu từ, không chỉ tả cảnh đơn thuần mà còn khơi gợi rất nhiều cảm giác. Khi miêu tả cảnh, Thạch Lam đã sử dụng khá thành công sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, màu sắc và hương vị, đó là âm thanh của tiếng trống, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi, tiếng đoàn tàu; đó là màu sắc của bầu trời ánh lên tráng lệ thời khắc hoàng hôn, của dãy tre làng, của các loại ánh sáng; đó là hương vị của một cuộc sống lam lũ, “mùi âm ẩm bốc lên, hơi

nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Chính sự hài hòa các yếu tố đó đã tạo nên một hương vị man mác rất đặc trưng, chỉ có ở truyện ngắn Thạch Lam…

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI đặc TRƯNG của CHỦ NGHĨA LÃNG mạn (Trang 63 - 64)