Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật So với những tiểu thuyết trước 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI đặc TRƯNG của CHỦ NGHĨA LÃNG mạn (Trang 43 - 45)

II. Từ đặc trưng chung…

c)Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật So với những tiểu thuyết trước 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con

tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người. Các nhà văn lãng mạn đó có ý thức vận dụng khoa học phân tâm để phân tích tâm lý của các lớp người ở những lứa tuổi khác nhau. Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý của bà mẹ chồng phong kiến (mẹ Lộc trong “Nửa chừng xuân”, mẹ Thân trong “Đoạn tuyệt”...). Tâm lý của tuổi đang yêu, những chàng nàng được khắc họa sinh động mà tinh tế, từ những rung động đầu tinh vi, yêu chưa hẳn là những lời tỏ tình đắm say, mới chỉ là chút ngập ngừng, e thẹn xuyến xao trong lòng, mượn một chút hương hoa mà gửi gắm. Trong “Đôi bạn”, Nhất Linh mượn mùi hương hoa khế để diễn tả tình yêu của Dũng với Loan: “Mùi hoa khế đưa thoảng qua, thơm nhẹ quá nên Dũng tưởng như không phải là hương thơm của một thứ hoa nữa. Đó là một thứ hương vị lạ đánh dấu một khoảng thời khắc đã qua trong đời. Dũng thấy trước rằng độ mươi năm sau thứ hương đó sẽ gợi chàng nhớ đến bây giờ, nhớ đến cái phút chàng đương đứng với Loan ở đây. Cái phút không có gì lạ ấy chàng thấy nó sẽ ghi mãi trong lòng chàng cũng như hương thơm hoa khế hết mùa này sang mùa khác thơm mãi trong vườn cũ”. Còn Thạch Lam trong truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” thì

mượn hương hoa hoàng lan để diễn tả những rung động đẹp đẽ đầu đời giữa Thanh và Nga: “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây khiến chàng vương phải...”. Các nhà văn lãng mạn cũng biết khai thác hiệu ứng của đôi mắt – cửa sổ tâm hồn trong việc biểu đạt tình yêu. Trong tiểu thuyết “Đôi bạn”, Nhất Linh đã viết nên những trang hay nhất miêu tả cảnh tỏ tình im lặng bằng đôi mắt đắm đuối: “Không nghe Loan và Thảo nói chuyện nữa, Dũng nghiêng mặt quay về phía hai người. Chàng thấp thoáng thấy hai con mắt đen lánh của Loan. Thấy Dũng bắt gặp mình đang nhìn trộm, Loan vội nhắm mắt lại và làm như ngủ, song biết là Dũng đã trông thấy rồi, nàng lại vội mở mắt ra rồi qua những ngọn lá cỏ rung động trước gió, hai người yên lặng nhìn nhau... Tình yêu hai người vốn đã có từ trước nhưng sao cái phút đầu tiên tỏ ra cho nhau biết ấy lại quan trọng đến thế, không có gì cả mà sao Dũng lại như thấy một sự thay đổi to tát trong đời, hình như tấm ái tình của chàng với Loan chỉ mới có thực, bắt đầu từ phút vừa qua.

Quả tim chàng đập mạnh nhưng lòng chàng thốt nhiên yên tĩnh lạ thường. Khoảng trời ở giữa chàng và Loan hình như không có màu nữa, cao lên và rộng mênh mông, chắc không bao giờ Dũng quên được hình dáng một đám mây trắng ngay lúc đó, đương thong thả bay ngang qua, một sự hiển hiện sáng đẹp, linh động trôi êm nhẹ trong sự yên tĩnh của bầu trời và của lòng chàng...

Những đoạn tả tâm lý thật thơ mộng, lãng mạn mà cũng thật tinh tế! Có thể nói, đến văn học lãng mạn, trình độ miêu tả tâm lý con người đã đạt đến sự tinh vi và khá nhuần nhuyễn.

III...Đến những cá tính sáng tạo

Có thể nói, văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 giống như một vườn hoa với trăm hoa đua nở. Mỗi bông hoa, mỗi tác giả ghi dấu ấn bằng một cá tính sáng tạo riêng, nổi bật và độc đáo. Trải qua một giai đoạn bị đánh giá có phần thiên lệch, cho đến nay văn học lãng mạn đó có chỗ đứng xứng đáng với đóng góp quan trọng của nó cho nền văn học Việt Nam. Số lượng các tác giả, tác phẩm lãng mạn được đưa vào học trong chương trình giáo dục ở trường phổ thông khá phong phú. Riêng sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 Nâng cao, tập I, học sinh được học hai tác giả, tác phẩm: Thạch Lam với “Hai đứa trẻ” và Nguyễn Tuân với “Chữ người tử tù”. Ở tập II có những tác giả, tác phẩm sau:

- Tác giả Xuân Diệu, đọc chính bài “Vội vàng” đọc thêm hai bài “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên”.

- Tác giả Hàn Mặc Tử, đọc chính bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. - Tác giả Huy Cận, đọc chính bài “Tràng giang

Như vậy, có tới sáu tác giả tác phẩm lãng mạn được học trong chương trình. Mỗi tác phẩm tiêu biểu cho đặc trưng phong cách của từng tác giả, mỗi tác giả là một cá tính sáng tạo của văn học lãng mạn, tài hoa và không lặp lại...

Bản thân chúng tôi rất có tham vọng nghiên cứu đầy đủ về từng cá tính sáng tạo trong chuyên luận này, song vấn đề quá lớn, quá rộng đòi hỏi phải đọc nhiều để sưu tầm tư liệu, điều kiện thời gian lại hạn hẹp nên chúng tôi xin tự giới hạn cho mình nghiên cứu ba tác giả: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thạch Lam và trên cơ sở hiểu biết chung về phong cách tác giả, chủ yếu quan tâm làm sáng tỏ đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn qua tác phẩm cụ thể: “Vội vàng”, “Đây thôn Vĩ Dạ”, “Hai đứa trẻ” nhằm thiết thực phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập của thầy và trò trong nhà trường.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI đặc TRƯNG của CHỦ NGHĨA LÃNG mạn (Trang 43 - 45)