Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI đặc TRƯNG của CHỦ NGHĨA LÃNG mạn (Trang 45 - 49)

II. Từ đặc trưng chung…

1.Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh)

1.1. Cái tôi Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916-1985) quê ở Hà Tĩnh, sinh ra ở vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, lớn lên ở Quy Nhơn, sống nhiều ở Hà Nội, từng đi dạy học, làm viên chức ở Mĩ Tho, tham gia cách mạng, là đại biểu Quốc hội, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam... Nhưng người ta nhớ đến ông trước hết với tư cách một nhà thơ, mà là một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Như chúng ta đã biết, Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân. Xuân Diệu là đại biểu xuất sắc nhất của Thơ mới, hiển nhiên giống như các nhà thơ mới, tiếng nói trong thơ Xuân Diệu cũng là tiếng nói khẳng định cái tôi cá nhân. Nhưng sự khẳng định cái tôi cá nhân ở Xuân Diệu rất đặc trưng, khác nhiều so với các nhà thơ mới khác.

Sự khác biệt lớn nhất của Xuân Diệu là ông không đem cái tôi của mình đối lập với đời và tìm cách thoát li cuộc đời, cái tôi Xuân Diệu luôn gắn bó với đời, luôn yêu đời một cách cuồng nhiệt, đắm say, cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất. Trong khi đa số các nhà thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương... tìm cách trốn chạy hiện tại bằng con đường trở về quá khứ hoặc trốn vào trụy lạc, hoặc tìm đến một cõi nào thật xa ngoài cõi người, trên cõi người thì Xuân Diệu cứ một mực đứng giữa cuộc đời để ôm trọn cuộc đời vào mình cho thỏa nỗi thương yêu:

“Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn Làm dây da quấn quýt cả mình xuân Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”

Thế Lữ đã rất tinh tế khi nhận ra điều này ở Xuân Diệu, ngay từ tập thơ “Thơ thơ” Xuân Diệu đã “muốn thành một cây kim để hút vào thiên hạ”. Trong 70 năm cuộc đời và gần 50 năm hoạt động nghệ thuật, ta thấy lúc nào Xuân Diệu cũng sống hăm hở, yêu đời, có thể buồn vì đời, nhưng chưa bao giờ thi sĩ chán đời. Ông sống thành

thật, hết mình với cuộc đời, tập trung dồn đủ mọi năng lượng để sống với quan niệm: sống không thể nhạt nhòa, lay lắt, mờ xám mà sống là phải biết tỏa sáng:

“Ta là Một. Là Riêng. Là Thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta”

Ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của đời người, Xuân Diệu mang một nỗi ám ảnh lớn về thời gian. Lúc nào thi sĩ cũng sợ thời gian trôi qua nhanh, cuộc đời ngắn ngủi, sống mà chưa kịp tận hưởng hết hạnh phúc trần gian nên luôn luôn chạy đua với thời gian. Từ ngoài đời thực cho đến trong sáng tác, lúc nào Xuân Diệu cũng rất tiết kiệm thời gian, trân trọng thời gian, nhất là thời gian tuổi trẻ. Biết rằng dẫu cuộc đời có là trăm năm thì cũng vẫn cứ ngắn ngủi, nhà thơ lại không thể đi ngược lại quy luật sinh lão bệnh tử ở đời, nên ông khắc phục sự hữu hạn đó bằng cách của riêng mình: sống cao độ trong từng phút từng giây. Ông chiến thắng thời gian bằng tốc độ sống, cường độ sống... để khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận vì mình đã sống hoài sống phí. Giá trị sự sống với Xuân Diệu không phải ở độ đài của những năm tháng cuộc đời, mà chính là ở chất lượng sống có ý nghĩa.

Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu được coi là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời. Xuân Diệu yêu đời, yêu tất cả cảnh đẹp của cuộc sống quanh mình, mà yêu nhất là mùa xuân. Với Xuân Diệu, mùa xuân lúc nào cũng quyến rũ, cũng là

xuân hồng, xuân đầu, xuân không mùa, xuân không ngày tháng... Và gương mặt tình yêu đời trong thơ Xuân Diệu cũng thật đặc biệt. Có lẽ cũng bởi tình yêu đời của thi sĩ quá nồng nàn, say đắm nên cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn” ấy nhìn đâu cũng thấy cảnh vật thật tình tứ, quấn quýt, kết đôi. Khu vườn mùa xuân trở thành một khu vườn tình, chiều bình thường trở thành “chiều mộng”, nhánh cây thành “nhánh duyên”:

”Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”.

Cái đẹp của cảnh vật cũng thường được Xuân Diệu quy về vẻ đẹp của con người, của giai nhân nên càng có sức hấp dẫn, mời gọi... Đến Xuân Diệu, chuẩn mực của cái đẹp đã được xác định lại, thay vì coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp như trước đây (văn học trung đại), Xuân Diệu coi con người (giữa tuổi trẻ và tình yêu) mới là chuẩn mực của cái đẹp, cho nên thiên nhiên được so sánh với con người:

- “Lá liễu dài như một nét mi”

- “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Sẵn niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời trần thế, nên một cách rất tự nhiên, Xuân Diệu cũng là nhà thơ của tình yêu, vì trong tình yêu, Xuân Diệu được sống thật, sống hết mình, sống cuồng nhiệt với cảm xúc, sự say đắm của mình. Tình yêu là một trong những niềm giao cảm mãnh liệt nhất, sâu sắc, toàn vẹn nhất, vừa rất

mực trần thế, vừa hết sức cao thượng. Nếu như những nhà thơ trước Xuân Diệu như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư nói về tình yêu vẫn còn ngượng ngùng, đầy khoảng cách và các nhà thơ sau như Vũ Hoàng Chương coi tình yêu chỉ là chuyện xác thịt, thì Xuân Diệu miêu tả tình yêu đúng nghĩa là tình yêu. Tình yêu của Xuân Diệu luôn đòi hỏi “vô biên và tuyệt đích”. Con người không thể sống mà không có tình yêu:

“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ, không thương một kẻ nào... Hãy đốt lòng ta trăm thứ lửa

Cho bừng tia mắt đọ tia sao”

Tình yêu đối với con người như một thứ cơm ăn nước uống, một nhu cầu sống không thể thiếu, tình yêu đến rất tự nhiên:

“Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”

Con người không thể cưỡng lại tình yêu, chỉ có thể sống thành thật và hết mình với nó. Với Xuân Diệu, tuyệt nhiên không có tình nửa vời, phải yêu tha thiết và yêu không phải chỉ để trong lòng, là đủ, mà yêu là “phải nói” ra:

“Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ Nếu em yêu mà chỉ để trong lòng Không tỏ hay, yêu mến cũng là không Và sắc đẹp chỉ làm bằng cẩm thạch Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích ... Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân Đem chim bướm thả trong vườn tình ái”

Có thể nói lời yêu bằng nhiều cách, nói bằng cả sự ...“im lặng”:

“Em phải nói, phải nói, và phải nói: Bằng lời riêng nơi cuối mắt đầu mày Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn chiều say Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết Bằng im lặng, bằng chi anh có biết ! Cốt nhất là em chớ lạnh như đông Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ”

Tình yêu của Xuân Diệu nồng nàn cháy bỏng nên xa thì nhớ đến cồn cào:

Anh nhớ em. Anh nhớ lắm. Em ơi !

Gặp gỡ thì luôn khát khao gần gũi đến mức không còn một chút khoảng cách nào về thể xác:

“Hãy sát đôi đầu ! Hãy kề đôi ngực ! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài Những cánh tay ! Hãy quấn riết đôi vai ! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt ! Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng”

Nhưng khao khát gần gũi trong tình yêu của Xuân Diệu không đơn thuần là về thể xác. Đó tuyệt nhiên không phải tình yêu tầm thường, dung tục như nhiều người lầm tưởng. Khát khao lớn nhất của Xuân Diệu trong tình yêu là sự hòa hợp về tâm hồn:

“Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm ! Ôi trời xa, vầng trán của người yêu ! Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều Mà ta riết giữa đôi tay thất vọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dầu tin tưởng: chung một đời, một mộng Em là em, anh vẫn cứ là anh

Có thể nào qua Vạn lý trường thành Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật”

Ông thường đau khổ vì tình yêu “vô biên và tuyệt đích” của mình gặp phải sự hờ hững của lòng người, không được đền đáp xứng đáng:

“Lòng anh là một cơn mưa lũ Đã gặp lòng em là lá khoai Mưa biếc tha hồ rơi giọt ngọc Lá xanh không ướt đến da ngoài”

Cho nên cái tôi yêu đời, yêu người đến cuồng nhiệt của Xuân Diệu cũng lại là một cái tôi cô đơn, bơ vơ. Xuân Diệu vì sự cô đơn mà tìm đến cuộc đời, con người để mong có những tấm lòng bè bạn sẻ chia, nhưng cuối cùng lại rơi vào thất vọng. Cô đơn là thứ Xuân Diệu sợ nhất thì cuối cùng ông lại rơi vào cô đơn nên ông đã mượn “lời kỹ nữ” để tỏ bày khao khát tri âm:

“Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn Chớ để riêng em gặp phải lòng em”

Xét cho cùng, cái tôi Xuân Diệu dù biểu hiện dưới dạng thức nào cũng luôn nặng lòng với cuộc đời và con người, đó là một tình yêu cuồng nhiệt đến bồng bột của tác giả dành trọn cho cuộc đời trần thế.

Bài thơ “Vội vàng” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của tập “Thơ thơ” (1938) – tập thơ đầu tay của Xuân Diệu. “Đó là tiếng thơ dào dạt của một tâm hồn trẻ lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, say đắm cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, tích cực”. Trong “Lời đưa duyên” giới thiệu tập “Thơ thơ”, Xuân Diệu đã coi đây là món quà mà ông dành tặng con người và cũng khao khát tìm thấy sự đồng cảm, đồng điệu: “Người hãy mở tay, người hãy mở lòng mà nhận lấy: đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân, và đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa đem tặng cho người mấy bài thơ đây”. “Tôi gửi tâm hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng”. Lời ngỏ đó cho thấy một cái tôi Xuân Diệu rất yêu đời, trân trọng và kì vọng thật nhiều vào cuộc đời.

Bài thơ “Vội vàng” đúng là đã thể hiện đầy đủ những đặc điểm của cái tôi Xuân Diệu, cái tôi lãng mạn với một lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và một quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc. Xưa nay, phân tích bài thơ, người ta thường đi theo bố cục để thấy mạch vận động tự nhiên giữa cảm xúc và lý trí, tình cảm và tư duy, điều đó là hoàn toàn hợp lý. Ở đây chúng tôi chỉ xin nêu một hướng tiếp cận khác đối với bài thơ: tiếp cận từ góc nhìn đặc trưng văn học lãng mạn, đặc trưng của Thơ mới, của thơ Xuân Diệu: góc nhìn cái tôi.

Xét về cái tôi Xuân Diệu mà nói, luôn tồn tại hai đặc điểm tưởng chừng đối lập: vừa yêu đời tha thiết đắm say vừa cảm thấy bơ vơ, cô đơn giữa dòng đời. Bài thơ “Vội vàng” nghiêng về biểu hiện lòng yêu đời, cảm giác cô đơn chưa thật rõ như trong nhiều bài thơ khác nhưng thoáng rùng mình tinh tế trong cảm nhận về sự chảy trôi vô tình, lạnh lùng của thời gian thì đã xuất hiện khiến khi nhân không tránh khỏi có lúc u hoài, bâng khuâng, tiếc nuối...

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI đặc TRƯNG của CHỦ NGHĨA LÃNG mạn (Trang 45 - 49)