6.1 KẾT LUẬN:
Ngân hàng là một ngành kinh doanh chủ yếu là tiền tệ việc “đi vay để cho vay” đó là phương châm hoạt động của Ngân hàng. Cũng chính vì thế Ngân hàng là cầu nối của nền kinh tế, đem khoản tiền ở nơi nhàn rỗi đến những nơi đang cần vốn và khoản tiền mà Ngân hàng nhận được đó là khoản chênh lệch lãi, những khoản tiền lãi này mang lại lợi nhuận rất cao cho Ngân hàng. Tuy vậy, Ngân hàng luôn phải đứng trước những rủi ro tìm ẩn rất cao, đòi hỏi phải có những biện pháp thiết thực và phù hợp nhằm hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra quá trình hoạt động của Ngân hàng.
Qua phân tích trong 3 năm hoạt động của Ngân hàng (2006 – 2008) cho thấy Ngân hàng đã hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro cao. Trong 3 loại rủi ro lớn của Ngân hàng thì rủi ro tín dụng là Ngân hàng vẫn quản lý tốt, qua 3 năm nhưng hệ số vẫn không vượt qua 3% theo đúng mức quy định của Ngân hàng và đang có xu hướng dần giảm xuống qua các năm. Đạt được kết quả như trên là do sự lãnh đạo sang suốt của Ban Giám Đốc, cùng với sự tận tụy của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngành Ngân hàng với trình độ nghiệp vụ và kiến thức sẵn có đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng được tiến hành dể dàng hơn.Còn 2 loại rủi ro lớn đó là rủi ro về thanh khoản và rủi ro về lãi suất thì Ngân hàng luôn trong tình trang chấp nhận rủi ro cao, nếu trong tình trạng hiện giò thì khi xảy ra các rủi ro như: lãi suất giảm đột ngột, khách hàng đến rút tiền ồạt thì Ngân hàng không thể xử lý kịp thời đươc.
Sự thành công của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu đã khẳng định vị trí quan trọng của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đã đóng góp rất nhiều những thành quảđáng khích lệ. Với một tương lai không xa Ngân hàng sẽ phát huy mọi khả năng sẵn có của mình để tăng trưởng hiệu quả kinh doanh, khai thác mọi khả năng tiềm tàng ở địa phương để góp phần cho sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế Tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp hơn. Mặc dù thế, nhưng vấn đề tìm ra những giải pháp để không ngừng hạn chế rủi ro hay
cố gắng giữ vững thành quả đó là một việc làm đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên quan tâm theo dõi để có những quyết định kịp thời, nếu không đến một lúc nào đó các rủi ro có thể bất cập xảy ra, làm ảnh hưởng không nhỏđến uy tín của Ngân hàng.
6.2 KIẾN NGHỊ
Thông qua thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong Ngân hàng, em đã hiểu biết thêm về lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng từ những quy chế quy định về thủ tục huy động vốn, cho vay, phương pháp thực hiện đến những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh như thế nào… Qua phân tích và tìm hiểu quá trình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, em nhận thấy rằng tuy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn đạt hiệu quả và tương đối an toàn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của toàn Chi nhánh. Để hạn chế rủi ro trong các nghiệp vụ và hoạt động của Ngân hang Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu, em xin nêu ra một số kiến nghị sau:
6.2.1 Đối với Ngân hàng Sài Gòn Công Thương:
+ Thường xuyên tổ chức cuộc họp giữa cán bộ tín dụng và các trưởng phòng tín dụng để trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề khúc mắc, những khuyết điểm trong quá trình thực hiện của từng cán bộ tín dụng… Từ đó vừa nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng vừa hạn chế, khắc phục những sai lầm đã mắc phải đảm bảo an toàn cho những khoản nợ vay.
+ Hạn chế cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người thân quen để tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định.
+ Tuyệt đối không phát vay cho những khách hàng đang quan hệ tín dụng với những tổ chức tín dụng khác nhằm tránh trường hợp khách hàng không đủ khả năng trả cho nhiều khoản nợ vay.
+ Đa dạng hoá việc cho vay đối với các ngành nghề kinh tế, đặc biệt là ngành Nông nghiệp, vì đây là một trong ngành mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, nên rủi ro về các khoản cho vay này là rất ít.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước:
+ Các quy chế chính sách, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, giải đáp đối với hoạt động tín dụng phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu để tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.
+ Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà Nước cũng cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các Ngân hàng, rà soát lại các văn bản hiện hành để sửa đổi và bổ sung những văn bản phủ hợp hơn, thực tế hơn.
6.2.3 Đối với các cấp cơ quan chính quyền địa phương:
Mọi hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng đều chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân theo chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nếu thiếu hệ thống pháp luật sẽ làm giảm niềm tin, hiệu quảhoạt động và rủi ro cho Ngân hàng. Do đó cơ quan Nhà nước cần:
+ Đơn giản hóa các thủ tục, các loại giấy tờ công chứng; hạn chế công chứng ở nhiều cơ quan; cần giải quyết nhanh các hồ sơ nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo về mặt thời gian cho những người có nhu cầu vay vốn.
+ Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ thì Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án còn rất chậm. Vì vậy cơ quan thi hành án cần phải bàn giao nhanh tài sản cho Ngân hàng, có sự phối hợp tốt giữa Ngân hàng với tòa án để Ngân hàng xử lý các khoản nợ tồn động có hiệu quả hơn.
+ Nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chủ quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, các cá thể tài sản chủ yếu là đất đai nhưng giấy chủ quyền chưa được cấp đầy đủ, chính quyền địa phương không cấp giấy chủ quyền sử dụng đất cho nhân dân đồng loạt.