Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn tại Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008):

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 40 - 45)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

4.2.1.1 Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn tại Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008):

(2006 – 2008):

Do hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng là hoạt động tín dụng, cho nên ta xem xét rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu, mà biểu hiện đầu tiên chính là nợ xấu của Ngân hàng. Nợ xấu là hình thức biểu hiện đầu tiên của rủi ro hoạt động tín dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, ta khó có thể triệt tiêu được nợ xấu vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng cho vay đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu, ta đi sâu phân tích tình hình nợ xấu cụ thể tại Ngân hàng trong thời gian qua.

Qua bảng số liệu ta thấy được tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng rất phức tạp, có sự tăng và giảm qua các năm, cụ thể năm 2006 tổng nợ xấu của Ngân hàng là 4.280 triệu đồng, sang năm 2007 tổng nợ xấu giảm xuống rất nhiều chỉ còn 19.09 triệu đồng giảm 55,40% so với năm 2006.

* Đối với nợ xấu ngắn hạn:

Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, đây là hiện tượng không khả quan đối với hoạt động của Ngân hàng. Năm 2006 nợ xấu ngắn hạn là 3.667 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85,68% trong tổng số nợ xấu của Ngân hàng là 4.280 triệu đồng, đó là do nguyên nhân:

+ Những năm đầu mới thành lập, chưa được nhiều mối quan hệ tốt với khách hàng. Khi Ngân hàng muốn phát triển và chiếm được nhiều thành phần khách hàng nên Ngân hàng đành phải cho vay mạo hiểm, tức là khi khách hàng mới đến Ngân hàng có nhu cầu vay vốn thì chỉ cần khách hàng đó có đủ tài sản thế chấp và phương án kinh doanh rõ ràng là được vay vốn. Trong khi đó Ngân hàng chưa xem xét đến khía cạnh uy tín làm ăn của khách hàng đó, nên sau khi hết hạn món vay công tác thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, có những món vay phải gia hạn thời hạn trả nợ lại 2 – 3 lần. Từ đó làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng cao.

Bảng 5: Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) ĐVT: Triu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 - 2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 3.667 85,68 1.735 90,89 2.510 87,64 -1.932 -52,69 775 44,67 Trung hạn và dài hạn 613 14,32 174 9,11 354 12,36 -439 -71,62 180 103,45 Tổng nợ xấu 4.280 100,00 1.909 100,00 2.864 100,00 -2.371 -55,40 955 50,03

+ Do trong thời điểm này Ngân hàng mở rộng hoạt động, tuyển dụng nhiều nhân viên mới, tuy các nhân viên mới có qua đào tạo nghiệp vụ nhưng rất còn thiếu kinh nghiệm trong thẩm định hay hay quyết định cho vay. Chẳng hạn như, trong các món vay có tính thời vụ, cán bộ tín dụng quyết định cho vay không đúng với thời gian thu hoạch của khách hàng, nên khi đến hạn thu hồi nợ nhưng khách hàng vẫn chưa có tiền trả nợ cho Ngân hàng.

+ Ngoài ra, những món vay cho những hộ sản xuất, chăn nuôi trong vùng cũng làm khoản nợ xấu tăng lên rõ rệt, do là sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích, chủ yếu là đem tiền về tiêu dùng trong gia đình hoặc cho vay nặng lãi... Một phần cũng là do phần yếu kém của cán bộ tín dụng trong công tác kiểm tra, giám sát các món vay của mình. Không mạnh dạn trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ cho Ngân hàng.

+ Một nguyên nhân cũng không nhỏ làm nợ xấu của Ngân hàng tăng cao là do kẻ hở trong hoạt động tín dụng. Ở đây, kẻ hở muốn đề cập đến đó là mối quan hệ quen biết giữa khách hàng vay vốn và cán bộ tín dụng. Khi thẩm định cho vay cán bộ tín dụng có thể đinh giá tài sản thế chấp cao hơn so với giá trị thông thường và món vay của khách hàng có thể được nâng cao hơn, nhưng đến thời hạn trả nợ thì cán bộ tín dụng cũng không vội vàng lắm khi khách hàng chưa có khả năng trả nợ hoặc không có thiện chí trả nợ.

Trong năm 2007, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng tương đối ổn định, đó là điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các nhân, hộ sản xuất… nên việc trả nợ cho Ngân hàng cũng không khó. Phần nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng phần nợ xấu của Ngân hàng là 90,89%, đây cũng là điều dễ hiểu vì Ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu là ngắn hạn và doanh số cho vay trong năm 2007 cao hơn rất nhiều so với năm 2006, vì vậy nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm cao trong tổng nợ xấu. Tuy nhiên, nợ xấu ngắn hạn trong năm 2007 này giảm rất nhiều so với năm 2006, cụ thể là 1.735 triệu đồng giảm 52,69% so với năm 2006. Đây là một kết quả rất khả quan, một bước đột phá đối với Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống rõ rệt. Sự giảm xuống của nợ xấu ngắn hạn có thể xem xét ở một số nguyên nhân cơ bản sau:

+ Ngân hàng đã quen dần với địa bàn hoạt động, quan hệ tốt với nhiều thành phần khách hàng nên đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với những khách hàng có uy tín, vì vậy công tác thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn.

+ Đội ngũ cán bộ tín dụng quen dần với công việc và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Công tác thẩm định có hiệu quả hơn, quyết đinh cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng đã thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi giải ngân cho vay, kịp thời phát hiện ra các khoản vay của khách hàng có những biểu hiện xấu như không sử dụng đúng mục đích, thì qua đó cán bộ tín dụng sẽ thường xuyên nhắc nhỡ và mạnh dạn đôn đốc khách hàng trả nợ cho Ngân hàng.

Sang năm 2008, tình hình nợ quá của Ngân hàng không mấy khả quan, nghĩa là tổng nợ xấu đã tăng lên đến 2.864 triệu đồng tăng 50,03% so với năm 2007, trong đó nợ xấu ngắn hạn là 2.510 triệu đồng tăng lên 44,67%, chiếm tỷ trọng 87,64% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

+ Một nguyên nhân cơ bản của sự gia tăng này là do tình hình thị trường có nhiều biến động mạnh, lạm phát tăng cao dẫn đến giá nguyên nhiên liệu đều tăng làm tăng giá thành, trong khi đó thì thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt nên khả năng đạt lợi nhuận của khách hàng vay vốn là rất thấp. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế làm ăn thua lỗ rất nhiều, nên việc đầu tư kinh doanh không đạt được lợi nhuận. Những yếu tố này đã tác động làm ảnh hưởng đến quá trình trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng, dẫn đến nợ xấu ngắn hạn tăng lên rõ rệt.

+ Trong năm này tỉnh Bạc Liêu bịảnh hưởng của sâu rầy, dịch bệnh nặng nề, điều này ảnh hưởng không nhỏđến khả năng sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất, cá nhân…như dịch bệnh cúm gia cầm bùng phát tại tỉnh Bạc Liêu khoản những tháng cuối năm, làm hàng loạt các hộ chăn nuôi phải mất trắng tài sản. Vì vậy các hộ sản xuất mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

+ Nhiều cán bộ tín dụng có biểu hiện không tốt trong công tác đòi nợ do có mối quan hệ quen biết với khách hàng.

* Đối với nợ xấu trung và dài hạn:

Nhìn chung qua các năm, nợ xấu trung và dài hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ xấu phân theo thời hạn của Ngân hàng, như là năm 2006 chiểm 14,32%, năm 2007 chiếm 9,11%, năm 2008 chiếm 12,36%, đây là những con số không đáng lo ngại cho Ngân hàng, nhưng Ngân hàng cũng phải cố gắng khắc phục tối thiểu các khoản nợ xấu này để việc kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn.

Tình hình nợ xấu trung và dài hạn biểu hiện như sau: năm 2006 là 613 triệu đồng, sang năm 2007 nợ xấu này đã giảm xuống còn 174 triệu đồng giảm 71,62% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do trước đó các khách hàng gia hạn thời hạn trả nợ 2 – 3 lần, làm cho nợ xấu tăng lên trong năm 2006, nhưng sang năm 2007 do kinh tế bình ổn, giá cả thị trường ổn định nên rất thuận lợi trong việc tiến hành và hoàn thiện các công trình, vì cho vay trung và dài hạn chủ yếu là cho vay các công trình đấu thầu, hoặc đầu tư xây dựng nhà, cầu đường…nên các nhà đầu tư có tiền trả nợ cho Ngân hàng, làm giảm tỷ lệ nợ xấu đáng kể. Trong năm 2008, tuy nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nợ xấu nhưng nợ xấu trung và dài hạn lại có xu hướng tăng cao, cụ thể là năm 2008 này đã tăng lên 354 triệu đồng tăng 103,45% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 12,36% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Điều này có thểđưa ra những nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Các khoản nợ trung và dài hạn có thời gian dài nên công tác thu hồi nợ có phần khó khăn vì thếđã làm tăng nợ xấu ởđối tượng này.

+ Trong năm 2008 lạm phát lại tăng cao, giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu trên thị trường tăng đột biến, khiến nhiều công trình đang thi công đành phải đình công và đợi thị trương bình ổn trở lại, và đến nay tuy thị trường cũng tương đối ổn định trở lại nhưng vẫn còn một số chưa thi công hết. Trong đó, các khách hàng quen thuộc đối với Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu cũng phải vướn mắc trong điều kiện kinh tế khó khăn này, nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng tăng cao.

Tuy nợ xấu qua 3 năm có sự tăng giảm không bình thường nhưng điều này không có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang bị suy giảm. Bên cạnh gia tăng nợ xấu, ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng cũng tăng liên tục.

Còn vấn đề nợ xấu là điều hiển nhiên bởi rủi ro là điều khó tránh khỏi nhất là trong hoạt động tín dụng, khi doanh số cho vay tăng thì dĩ nhiên nợ xấu cũng sẽ tăng. Nguyên nhân một phần là do thị trường cạnh tranh, một phần là do một số khách hàng tuy có uy tín quan hệ tốt với Ngân hàng nhưng bất ngờ tình hình kinh doanh của khách hàng bị thất bại làm cho quá trình trả nợ bị chậm lại, kết quả là nợ xấu tăng lên. Tuy nhiên thì chất lượng tín dụng không ngừng được Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu quan tâm, hạn chế dần đối tượng đầu tư có mức độ rủi ro cao và tăng cho vay các đối tượng ít rủi ro. Từđó làm cho hiệu quả của đồng vốn tín dụng ngày càng được nâng lên rõ rệt có tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội tai địa phương. Nợ xấu phân theo thời hạn được thể hiện qua biểu đồ sau: 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 Tr i u đồ ng 2006 2007 2008 Năm

Hình 6: Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn của Ngân

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)