MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 66 - 69)

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

5.1 CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO:

Trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rủi ro là vấn đề ngoài ý muốn, chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Rủi ro có thể làm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng bị giảm xuống và cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường như làm cho Ngân hàng phải bị phá sản…Nhưng chúng ta vẫn có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro, để có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro trước hết chúng ra hãy tìm hiểu một vài nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng, từ đó làm nền tảng đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra để hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn.

5.1.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

Nợ xấu là vấn đề hầu như Ngân hàng nào cũng phải quan tâm vì nó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân hàng đã đầu tư. Nếu tỷ lệ nợ xấu lớn, rất có thể sẽ xảy ra rủi ro cho Ngân hàng và dẫn đến việc kinh doanh thất bại. Mặt khác các Ngân hàng cho vay chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay nên rất chú trọng đến việc thu hồi nợ. Nợ xấu có nhiều nguyên nhân do chủ quan hay khách quan gây ra, nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì các nhà làm công tác quản lý vẫn phải tìm mọi biện pháp để khắc phục và thu hồi được nợ xấu. Qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàn Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu trong thời gian qua, em có thể rút ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại như sau:

* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

+ Xuất phát trước tiên từ phía cán bộ tín dụng tại Ngân hàng tuy có trình độ cao về văn hóa, nhưng chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, kinh nghiệm non trẻ, chưa hiểu rõ hết khách hàng tại địa bàn phụ trách.

+ Vẫn có một số cán bộ tín dụng chưa làm đúng trách nhiệm của mình, vi phạm đạo đức trong kinh doanh, thẩm định qua loa cho có, định kỳ trả nợ chưa hợp dẫn đến tình hình gia hạn nợ nhiều.

+ Ngân hàng chạy theo lợi nhuân, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng:

+ Sử dụng vốn sai mục đích: đây là nguyên nhân rất phổ biến mà các Ngân hàng phải đối mặt, chủ yếu là do các đối tượng này xin vay tiền Ngân hàng để kinh doanh nhỏ như mua bán, chăn nuôi…một số khác lại dùng số tiền vay được cho người khác vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch, nhưng một khi việc kinh doanh không được thuận lợi, thậm chí thua lỗ thì họ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hoặc không có kế hoạch cụ thể nên thâm hụt vốn không thể trả nợ cho Ngân hàng. Bắc buộc họ phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao đểđược vay lại. Điều này càng làm cho đồng vốn đầu tư ngày càng không có hiệu quả.

+ Thu nhập không ổn định, thường xuyên phải thay đổi công việc hoặc thu nhập chỉ tính theo phần trăm trên sản phẩm. Nguồn thu này sẽ làm hạn chế khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Hoàn cảnh gia đình khó khăn: do mất mùa hoặc làm ăn không hiệu quả khiến gia đình trở nên khó khăn.

+ Và các nguyên nhân khách quan khác như: hoả hoạn, lũ lụt, bị tai nạn lao động…

5.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động Ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được Ngân hàng quan tâm đặc biệt. Sau đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra rủi ro trong thanh khoản của Ngân hàng:

+ Xuất phát từ phía khách hàng, đây được coi là nguyên nhân khiến “các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng”. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, một biến cố nào đó xảy ra, nhưng chưa biết rõ ràng về thông tin đó, thì một số khách hàng (kể

rút tiền để mua vàng, mua ngoại tệ để tích trữ… đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại tệ, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thanh toán tức thời và chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tại Ngân hàng.

+ Ngân hàng muốn chạy theo lợi nhuận, muốn cho vay tối đa không dự trữ nhiều tiền mặt tại kho hoặc hoặc không nhiều tiền gởi tại NHTW.

5.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:

Đây là loại rủi ro rất nhạy cảm đối với Ngân hàng và khó có khả năng kiểm soát được, nguyên nhân chủ yếu làm cho lãi suất tăng giảm bất ổn là do nền kinh thế thị trường của khu vực đó, khi lạm phát tăng nhanh thị trường giá cả không ổn định thì lãi suất thị trường sẽ biến đổi theo.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU: NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU:

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro bất cập, muốn đạt lợi nhuận cao thì phải sống chung với rủi ro, vì lợi nhuận và rủi ro luôn đi song hành. Vì vậy, cần phải có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhằm giúp Ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá rủi ro.

Qua những mặt tồn tại và yếu kém của Ngân hàng, em có một vài giải pháp đưa ra nhằm hạn chế và phòng ngừa các rủi ro có thểđối với hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu:

+ Trong hoạt động tín dụng Ngân hàng nên phân bổ cho vay đối với các ngành nông nghiệp và thủy sản nhiều hơn, giảm cho vay đối với ngành CN – TMDV và xây dựng, để có thểđạt hiệu quả tốt hơn và giảm thiểu được tỷ lệ nợ xấu trong Ngân hàng.

+ Ngân hàng cần tăng tiền quỹ dự trữ tại đơn vị hoặc các khoản tiền gửi tại các TCTD khác lên đểđảm bảo khả năng thanh toán cho Ngân hàng.

CHƯƠNG 6:

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)