Tình hình nợ xấu phần theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008):

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 45 - 51)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

4.2.1.2 Tình hình nợ xấu phần theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008):

Ngắn hạn

Trung hạn và dài hạn Tổng nợ xấu

4.2.1.2 Tình hình nợ xấu phần theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008): qua 3 năm (2006 – 2008):

Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nhỏ trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng rất da dạng và phong phú về các ngành nghề kinh tế khác nhau. Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu cũng đã tận dụng được các lợi thế này và

cho vay tối đa đối với các ngành nghề kinh tế khác nhau. Ngân hàng đã cho vay các ngành: CN – TMDV, xây dựng, thủy sản, nông nghiệp và ngành khác.

Ngành khác là cho vay đối với các cán bộ nhà nước, cho vay tiêu dùng, hoặc các khoản cho vay nhỏ lẻ khác, nên công tác thu hồi nợ rất dễ dàng và nhanh chóng nên không để lại các khoản nợ xấu cho Ngân hàng. Vì vậy, trong đề tài này em chỉ phân tích các khoản nợ xấu đối với các ngành nghề CN – TMDV, xây dựng, thủy sản và ngàng nông nghiệp.

* Đối với ngành CN – TMDV:

Qua bảng số liệu ta có thể thấy được ngành CN – TMDV là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất trong tổng số nợ xấu của Ngân hàng và có sự tăng giảm khác nhau qua các năm, cụ thể là năm 2006 nợ xấu đối với ngành này là 2.343 triệu đồng chiếm tỷ trọng 54,74% trong tổng số nợ xấu, đây cũng là điều dễ hiểu vì doanh số cho vay của Ngân hàng tập trung cao vào ngành nghề này, vã lại Ngân hàng có những món cho vay lớn tập trung chủ yếu vào một vài khách hàng nên khi khách hàng đó không có khả năng trả nợ làm cho nợ xấu của Ngân hàng tăng lên. Trong năm 2007, doanh số cho vay tăng cao nhưng phần nợ xấu này đã giảm xuống còn 1.165 triệu đồng giảm 50,28% so với năm 2006, đó là do nguyên nhân: Thứ nhất, ngành CN – TMDV tại tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là các ngành buôn bán thức ăn tôm, kinh doanh sản xuất nước đá, kinh doanh xăng dầu, sản xuất vật tư nông nghiệp và một số ngành buôn bán kinh doanh khác. Vì trong năm này các lĩnh vực kinh tếđều kinh doanh đạt hiệu quả và lợi nhuận cao, nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng là dễ dàng. Thứ hai, là Ngân hàng khi quyết định cho vay là lựa chọn những khách hàng quen thuộc và có uy tín, vì vậy tất cả các khách hàng lớn của Ngân hàng đều có thiện chí trả nợ, không có hiện tượng chay ỳ. Sang năm 2008, nợ xấu đối với ngành nghề này tăng cao trở lại nhưng doanh số cho vay của Ngân hàng cũng tăng, vì vậy số nợ này tăng lên cũng là theo quy luật bình thường. Phần nợ xấu trong năm 2008 này là 1.774 triệu đồng tăng 52,27% so với năm 2007, vấn đề này có thể do các nguyên nhân sau: thứ nhất, khủng hoảng kinh tế nặng nề, giá xăng dầu tăng nhanh làm cho việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều bất lợi và trở ngại, hiệu quả kinh doanh không tốt thì khả năng trả nợ cũng không cao. Thứ hai, do Ngân hàng có phòng giao dịch tại

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 - 2007 Ch tiêu S tin % S tin % S tin % S tin % S tin % CN - TMDV 2.343 54,74 1.165 61,06 1.774 61,94 -1.178 -50,28 609 52,27 Xây dựng 1.619 37,83 597 31,29 1.022 35,68 -1.022 -63,13 425 71,19 Thủy sản 171 4,00 49 2,57 68 2,37 -122 -71,35 19 38,78 Nông nghiệp 147 3,43 97 5,08 0 0,00 -50 -34,01 -97 -100,00 Tổng nợ xấu 4.280 100,00 1.908 100,00 2.864 100,00 -2.372 -55,42 956 50,10 ĐVT: Triu đồng

Bảng 6: Tình hình nợ xấu phân theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng

(Ngun: Phòng kinh doanh Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Bc Liêu)

huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, nơi đây ngành chủ yếu là các doanh nghiệp buôn bán thức ăn cho tôm, khi hết thời vụ thì doanh nghiệp mới được các hộ nuôi tôm hoàn vốn và lãi. Nhưng trong suốt năm 2008, ngành thủy sản cả nước nói chung không được phồn thịnh lắm, do giá tôm giảm đáng kể, các hộ nuôi tôm ở khu vực này thua lỗ do chi phí chăn nuôi quá cao hoặc thất bại do tôm chết, vì vậy không còn khả năng trả vốn và lãi cho các doanh nghiệp, thậm chí còn phải vay thêm tiền từ Ngân hàng. Nên các doanh nghiệp cũng phải chịu ứđọng nguồn vốn bởi các hộ nuôi tôm và không thanh toán được nợ cho Ngân hàng hoặc chỉ thanh toán được một phần.

* Đối với ngành xây dựng:

Xây dựng là một ngành có nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Do tình hình kinh tế xã hội cá nhân phát triển, nhu cầu xây dựng nhà ở cũng đòi hỏi cần thiết ở người dân nên người dân cần có một khoản tiền lớn tạm thời, xuất phát từ nhu cầu đó các khách hàng đến và vay một khoản tiền tại Ngân hàng, sau đó sẽ trả góp dần các khoản nợ đó. Nhưng sau khi hoàn tất, tinh hình kinh tế tài chính của khách hàng gặp nhiều khó khăn do giá cả thị trường thay đổi, lãi suất cũng có chiều hướng tăng nên việc hoàn vốn và lãi cho Ngân hàng cũng chậm lại so với dự kiến. Từ đó, làm cho nợ xấu của Ngân hàng trong năm 2006 tăng cao, cụ thể là 1.619 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 37,83% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Sang năm 2007, nợ xấu của ngành này giảm xuống còn 597 triệu đồng giảm 63,13% so với năm 2006, do bộ phận khách hàng đã trợ hết các khoản nợ tồn đọng ở năm trước. Đến cuối năm 2007 và sang năm 2008, các công trình xây dựng đường lộ giao thông được tiến hành xây dựng rầm rộ, nên các nhà đầu tư đến Ngân hàng yêu cầu vay vốn để tiến hành đấu thầu, làm cho doanh số cho vay ở ngành này tăng lên và cũng hiển nhiên nợ xấu cũng phải tăng lên, do trong quá trình thi công các nhà đầu tư gặp những rủi ro bất cập như: giá cả vật tư tăng cao, lãi suất Ngân hàng cũng tăng, thời tiết lại không thuận lợi… nên việc thi công sẽ kéo dài ra và dẫn đến các khoản nợ xấu ngành xây dựng của Ngân hàng cũng tăng lên, cụ thể là năm 2008 nợ xấu ngành này là 1.022 triệu đồng tăng 71,19% so với năm 2007, chiếm 35,68% tỷ trọng trong tổng nợ xấu.

* Đối với ngành thủy sản:

Ngành thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là nuôi tôm công nghiệp và đánh bắt thủy sản,…Đây là một ngành có thế mạnh của tỉnh Bạc Liêu và huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng nhưng Ngân hàng vẫn chưa đầu tư cho vay nhiều vào lĩnh vực này, vì có hai nguyên nhân cơ bản sau:

+ Ngân hàng chưa có thể tiếp cận nhiều đối với thành phần khách hàng này do sự cạnh tranh lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp tại địa bàn tỉnh, đây là Ngân hàng có từ lâu đời đã quen với thị hiếu của khách hàng, và được sự bảo trợ của Nhà nước nên lãi suất cho vay cũng thường thấp hơn các Ngân hàng khác. Mặt khác, mạng lưới của hệ thống Ngân hàng này rộng khắp tỉnh, vì rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch được mở tại các cấp huyện và xã.

+ Ngân hàng cũng cân nhăc kỹ khi cho vay đối với lĩnh vự này, vì đây là ngành kinh tế mạng lợi nhuận rất cao trong thời gian ngắn nhưng chứa rủi ro cũng rất cao, khi có rủi ro xảy ra thì khách hàng không thể xoay sở để hoàn vốn cho Ngân hàng, thậm chí còn có thể vay thêm.

Vì doanh số cho vay không cao nên phần nợ xấu cung chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Năm 2006, nợ xấu ngành thủy sản là 171 triệu đồng, chỉ chiếm 4,00% tỷ trọng. Sang năm 2007, nợ xấu giảm xuống còn 49 triệu đồng vì trong năm nay ngành thủy sản rất phát triển, thủy hải sản rất có giá trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là tôm nuôi công nghiệp xuất khẩu ra các nước trên thế giới rất nhiều, từ đó các nhà đầu tưđều có lợi nhuận rất cao trong năm này, vì vậy vấn đề trả nợ cho Ngân hàng là không có vấn đề, nên nợ xấu cũng được giảm xuống rõ rệt. Sang năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của ngành này tăng lên 68 triệu đồng, tăng 38,78% so với năm 2007, nợ xấu có tăng lên nhưng không đáng kể và có thể chấp nhận được.

* Đối với ngành nông nghiệp:

Tương tự như ngành thủy sản, ngành nông nghiệp là ngành chủ chốt tại tỉnh Bạc Liêu và có tiềm năng phát triển cao. Ngành nông nghiệp tài tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là trồng lúa và làm muối. Nhưng do sự cạnh tranh cao của hệ thống Ngân hàng khác nên doanh số cho vay thấp, nhưng có xu hương tăng qua các năm, đối với nợ xấu thì giảm xuống, điều này chứng tỏ rằng đầu tư vào lĩnh vực

đầu tư cao vào ngành nông nghiệp và giảm bớt các ngành nghề có nợ xấu cao. Qua 3 năm nợ quán hạn tăng giảm cụ thể như sau: năm 2006 nợ xấu là 147 triệu đồng chiếm 3,43% tỷ trọng, sang năm 2007 chỉ còn 97 triệu đồng giảm 34,01% so với năm 2006, vì ngành nông nghiệp không mang lại lợi nhuận cao như các ngành khác nhưng rủi ro đối với ngành này là rất thấp, vì vậy việc trả nợ cho Ngân hàng không khó. Đặc biệt, ngành nông nghiệp có một bước phát triển mới trong năm 2008, là trong quí I và quí II giá lúa trong nước tăng rất cao, người dân trúng mùa, trúng giá và đến những tháng cuối năm 2008 giá muối lại tăng cao, vì vậy việc hoàn tất nợ cho Ngân hàng được nhanh chóng, dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng trong lĩnh vực này là bằng 0.

Vì vậy, Ngân hàng cần nên cân đối doanh số cho vay giữa các ngành nghề và phân tán ra nhiều khách hàng nhỏ lẻ khác nhau, nhằm đạt được lợi nhuận tối đa và giảm thiểu nợ xấu. Tình hình nợ xấu phân theo ngành nghề kinh tế được thể hiện qua biểu đồ sau: 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 Tr i u đồ ng 2006 2007 2008 Năm

Hình 7: Tình hình n xu phân theo ngành ngh kinh tế

ca Ngân hàng qua 3 năm (2006 - 2008) CN - TMDV Xây dựng Thủy sản Nông nghiệp Tổng nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)