Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006 2008):

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 26 - 30)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

4.1.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006 2008):

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển thương nghiệp dịch vụ trên địa bàn của tỉnh Bạc Liêu. Trong nhiều năm qua hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác huy động vốn của Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu một vấn đề hết sức cấp thiết.

Nằm trong một hệ thống, nếu Ngân hàng chi nhánh Bạc Liêu huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng Hội sở cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh Bạc Liêu huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng Hội sở cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh Bạc Liêu, do đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên. Qua 3 năm công tác huy động vốn của Ngân hàng rất hiệu quả, vừa đủ cho đáp ứng trong kinh doanh và lượng vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở cũng được giảm dần qua các năm. Đây là phương hướng tố cho Ngân hàng, vì vậy cần phát huy thêm thành tích đã có. Để có thể thấy rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu ta sẽ phân tích những số liệu cụ thể của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm đều tăng nhằm đảm bảo cho hoạt động cho vay của Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân trên địa bàn.

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) ĐVT: Triu đồng năm 2006 năm 2007 năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 - 2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1, Nguồn vốn huy động 53972 26,48 148330 55,52 248426 86,22 94358 174,83 100096 67,48 A -Tiền gửi các TCTD trong nước 20 0,01 63 0,02 4 0,00 43 215 -59 -93,65 B -Tiền gửi khách hàng 53952 26,47 148267 55,50 248422 86,22 94315 174,81 100155 67,55 i - Tiền gửi có kỳ hạn 31016 15,22 95346 35,69 156824 54,43 64330 207,41 61478 64,48 ii - Tiền gửi không kỳ hạn 22936 11,25 52921 19,81 91598 31,79 29985 130,73 38677 73,08 2, Phát hành giấy tờ có giá 15835 7,77 0 0,00 5845 2,03 -15835 -100 5845 0 3, Vốn điều hòa 133.979 65,74 118.832 44,48 33.849 11,75 -15.147 -11,31 -84.983 -71,52 Tổng cộng nguồn vốn 203.786 100,00 267.162 100,00 288.120 100,00 63.376 31,1 20958 7,84

Tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng năm 2006 là 203.786 triệu đồng. Nhìn chung tổng nguồn vốn hoạt động tăng cao hơn so với các Ngân hàng thương mại khác trong cùng địa bàn hoạt động, sang năm 2007 con số này đã tăng đến 267.162 triệu đồng, tăng 31,1% so với năm 2006, sự tăng trưởng này giúp cho Ngân hàng vừa đảm bảo hoạt động được liên tục, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân. Nguyên nhân mà Ngân hàng tăng vốn hoạt động lên là do nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng tăng để bổ sung vốn kinh doanh, hay nhu cầu phục vụ tiêu dùng. Năm 2008 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 288.120 triệu đồng tăng 7,84% so với năm 2007, nhưng tốc độ tăng không cao hơn so với năm 2007, vì sang năm 2008 tốc độ lạm phát của nước ta tăng cao, có rất nhiều doanh nghiệp hạn chế sản xuất, thiếu vốn nên số tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng ít hơn.

Sự gia tăng nguồn vốn hoạt động chủ yếu là do sự gia tăng của nguồn vốn huy động trên địa bàn. Trong năm 2006, nguồn vốn huy động đạt 53.972 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26,84% trong tổng nguồn vốn, trong đó phát hành giấy tờ có giá chiếm khá cao 15.835 triệu đồng, điều này cho thấy việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn do những năm đầu mới thành lập chưa quen với địa bàn hoạt động, đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm, vì vậy Ngân hàng cần phải cần sựđiều hòa vốn từ Ngân hàng Hội sở, trong năm 2006 Ngân hàng Hội sở đã điều chuyển vốn đến Chi nhánh là 133.979 triệu đồng. Đến năm 2007, Ngân hàng không phát hành các giấy tờ có giá, mà vốn huy động đáng kểđạt 148.330 triệu đồng tăng 174,83% với năm 2006 và chiếm tỷ trọng rất cao 55,52% trong tổng nguồn vốn, vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở cũng có sự giảm xuống còn 118.832 triệu đồng giảm 11,31% so với năm 2006, do qua năm 2007 Ngân hàng đã quen dần với địa bàn hoạt động, đội ngũ nhân viên được đào tạo nghiệp vụ kỹ hơn và dần có kinh nghiệm trong việc giao dịch với khách hàng. Trong năm 2008, nguồn vốn huy động đạt 248.426 triệu đồng tăng 67,48% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 86,22% trong tổng nguồn vốn, trong năm 2008 Ngân hàng cũng phát hành giấy tờ có giá đạt 5.845 triệu đồng và vốn điều chuyển đến từ Ngân hàng Hội sở cũng giảm xuống 33.849 triệu đồng, giảm 71,52% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động năm 2008 có tăng hơn, nhưng tỷ lệ tăng không cao hơn so với năm 2007 do trong thời điểm này lạm phát nước ta đang tăng, khủng hoảng

kinh tế bùng phát nên không có nhiều khoản tiền nhàn rỗi từ doanh nghiệp và dân cư gửi vào Ngân hàng với quan niệm gửi tiền vào Ngân hàng sẽ bị mất giá đồng tiền nên giữ lại kinh doanh hoặc mua vàng dự trữ.

Như vậy chứng tỏ rằng sau 3 năm hoạt động, nguồn vốn huy động của chi nhánh có tăng trưởng nhưng chưa ổn định và bền vững, nguồn vốn của Ngân hàng đã từng bước tăng lên, trong đó chủ yếu là sự tăng lên của vốn huy động. Tuy chưa đưa ra những biện pháp huy động mới, chủ yếu vẫn là những hình thức huy động truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác… nhưng do Chi nhánh có trụ sở giao dịch tại trung tâm thị xã Bạc Liêu và một phòng giao dịch tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng nên rất thuận tiện cho việc giao dịch. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện và phát huy các giải pháp sẵn có trong thời gian qua như làm tốt công tác thanh toán, chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi, tích cực tuyên truyền, gặp gỡ vận động những hộ có tiền nhàn rổi để gửi vào Ngân hàng, tranh thủ sự trợ giúp của chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể...đã áp dụng những chính sách khuyến mãi hấp dẫn, đúng thời điểm. Bên cạnh đó lãi suất huy động cũng được thay đổi linh hoạt phù hợp với từng thời điểm, thích hợp nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Điều này chứng tỏ các khoản tín dụng được cấp ra ngày càng nhiều. Đây là một lợi thế cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Nó phản ánh uy tín cũng như vị thế cạnh tranh của Ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên không vì thế mà Ngân hàng không chú trọng đến công tác huy động vốn mà đòi hỏi Ngân hàng cần tăng trưởng hơn nữa công tác vận động để làm tăng nguồn vốn từ cơ sở, giảm dần các khoản vay và giảm dần nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Có như thế thì hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Muốn thế, với tình hình thực tế Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới tại các nơi kinh tế khá phát triển trong tỉnh vừa huy động vốn vừa vay vốn. Mở rộng khai thác các nguồn tiền gửi lãi suất thấp đồng thời giữ vững ổn định số dư tiền gửi kho bạc và các tổ chức kinh tế nhằm phục vụ tốt dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân Hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân Hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các Ngân Hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân Hàng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân Hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Doanh số cho vay có thểđược phân theo nhiều tiêu chí, trong đề tài này có thể phân theo thời hạn và ngành nghề kinh tế.

Cũng như các Ngân hàng khác, sau khi huy động vốn Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu nhanh chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)