PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU
4.2.2.2 Tỷ số thanh toán hiện thời của Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008):
các khoản tiền gửi là rất thấp, điều này làm cho Ngân hàng dễ lâm vào tình trạng “kẹt thanh khoản” nếu có một sự cố biến động mạnh nào đó dẫn đến sự rút tiền của khách hàng. Ngân hàng cần quan tâm, xem xét vấn đề này để phòng ngừa rủi ro thanh khoản và có sự điều chỉnh hợp lý để đảm bảo cho việc kinh doanh của Ngân hàng an toàn và hiệu quả, nhằm tạo lòng tin nơi khách hàng, xử lý kịp thời khi có biến cố xảy ra. Tình hình thanh khoản của Ngân hàng được biểu hiện qua biểu đồ sau:
Trong năm 2009 tới, Ngân hàng nên cần có sự điều chỉnh về tỷ số rủi ro thanh khoản này, bằng cách tăng nguồn tiền quỹ tại đơn vị lên cao, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản kịp thời của Ngân hàng khi có biến cố xảy ra hoặc bằng cách giảm các khoản cho vay ngắn hạn, để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể an toàn và đạt hiệu quả hơn và đồng thời cũng có thể làm giảm chỉ tiêu nợ xấu của Ngân hàng.
4.2.2.2 Tỷ số thanh toán hiện thời của Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008): 2008):
Bên cạnh hệ số chỉ khả năng thanh khoản của Ngân hàng, thì còn rất nhiều chỉ tiêu đánh giá về mức độ thanh khoản của Ngân hàng như: chỉ số thanh toán hiện thời, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số thành phần tiền biến động, chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản…Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên em chỉ phân tích ở hai chỉ số cơ bản, đó là: tỷ số thanh toán
Bảng 11: Tỷ số thanh toán hiện thời của Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 - 2007 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Tài sản lưu động 8.297 17.478 18.945 9.181 110,65 1.467 8,39
Các khoản nợ ngắn hạn 27.773 88.567 146.405 60.794 218,90 57.838 65,30
- Tiền gửi ngắn hạn 27.232 87.718 145.811 60.486 222,11 58.093 66,23
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác 541 849 594 308 56,93 -255 -30,04
Tỷ số thanh toán hiện thời - RC (lần) 0,30 0,20 0,13 -0,10 -33,33 -0,07 -35,00
Tỷ số thanh khoản hiện thời đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Ngân hàng bằng tài sản lưu động của Ngân hàng, tức là các khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra khi đến hạn hoặc trước kì hạn hoặc các khoản chi trả ngay cho nội bộ hoặc bên ngoài trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta có thể thấy chỉ số này rất thấp và đang có xu hướng giảm xuống qua các năm, điều này chứng tỏ khả năng thanh khoản đối với các khoản nợ ngắn hạn của Ngân hàng là rất thấp và nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng là rất có thể xảy ra. Ta có thể phân tích tình hình thanh khoản của Ngân hàng cụ thể như sau: năm 2008 chỉ số thanh khoản hiện thời của Ngân hàng chỉ là 0,30 (lần), tức là 1 (đồng) nợ ngắn hạn của Ngân hàng chỉ được đảm bảo bằng 0,30 (đồng) tài sản lưu động, đây là con số rất thấp, nguy cơ gây ra rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng là rất cao. Sang năm 2007, thì chỉ số này giảm xuống còn 0,20 lần, tức 1 (đồng) nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 0,20 (đồng) tài sản lưu động, nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là do Ngân hàng làm tốt trong công tác huy động vốn, vì vậy tiền gửi của khách hàng khá cao, nhưng ngược lại các khoản dự trữ tiền tại Ngân hàng rất thấp, làm cho tỷ số này giảm xuống đáng kể. Trong năm 2008, chỉ số này là 0,13 (lần), tại thời điểm này 1 (đồng) nợ ngắn hạn chỉ được Ngân hàng đảm bảo bởi 0,13 (đồng) tài sản lưu động, có thể nói Ngân hàng luôn trong tình trang chịu rủi ro thanh khoản cao. Tỷ số thanh toán hiện thời của Ngân hàng được biểu hiện qua biểu đồ sau:
Hình 9: Tỷ số đo lường rủi ro thanh khoản của Ngân hàng qua 3 năm (2006 - 2008) 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 2006 2007 2008 Năm Lần Tỷ sốđo lường rủi ro thanh khoản Tỷ số thanh toán hiện thời