Doanh số cho vay phân theo thời hạn:

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 31 - 34)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

4.1.2.1 Doanh số cho vay phân theo thời hạn:

Dựa vào bảng trên ta thấy, doanh số cho vay qua các năm đều tăng chứng tỏ lượng khách hàng có nhu cầu vốn sản xuất, tiêu dùng đến vay Ngân hàng ngày càng tăng. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của chi nhánh.

Năm 2006, cho vay ngắn hạn là 282.215 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 39.214 triệu đồng, trong đó vay trung hạn chiếm 96,17% tỷ trọng, do cho vay dài hạn chủ yếu là cho vay các dự án nhưng tại Bạc Liêu không có nhiều công trình dự án diễn ra. Sang năm 2007, cho vay ngắn hạn là 502.968 triệu đồng, tăng 220.753 triệu đồng tức 78,22% so với năm 2006. Cho vay trung và dài hạn là 29.301 triệu đồng, giảm 25,28% so với năm 2007 do trong năm 2007 Ngân hàng chỉ cho vay trung hạn không có những khoản tín dụng dài hạn. Điều này chứng tỏ sau một năm hoạt động Chi nhánh đã tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng chủ yếu là do công tác tiếp thị tốt, điều kiện kinh tế tại Bạc Liêu có nhiều thuận lợi, nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, theo định hướng thì Bạc Liêu đến năm 2010 trở thành đô thị loại ba nên những năm qua Tỉnh đã được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà Nước, đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các Ngân hàng trong địa bàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng vay vốn. Nhìn chung, sự gia tăng doanh số cho vay trong năm từ 321.429 triệu đồng lên đến 754.040 triệu đồng một phần là do nhu cầu vốn của khách hàng chủ yếu tại Ngân hàng ngày càng nhiều. Trong năm 2008, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 720.323 triệu đồng tăng 43,21% so với năm 2007, do trong năm 2008 lạm phát tăng nhanh, kinh tế bị khủng hoảng nặng nề, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bị giải thể, nên nhu cầu về vốn là rất cần thiết, qua đó Ngân hàng tranh thu sự cần thiết vốn của khách hàng tiếp cận để cho vay với lãi suất linh động làm cho doanh số cho vay tăng vượt bậc. Ngoài ra, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên so với năm 2007, cụ thể là đạt 33.717 triệu đồng tăng 15,07% so với năm 2007, trong

đó cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng 25,51% do trong năm 2008 này tỉnh Bạc Liêu có nhiều dự án diễn ra, công trình xây dựng lâu dài nên cần có một nguồn vốn dài hạn là hết sức cần thiết.

Sở dĩ doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay cụ thể năm 2006 chiếm 87,80%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 94,50%, đến năm 2008 khoản mục này là 95,53%. Thứ nhất, là do Ngân hàng cần thu hồi nhanh vốn để đảm bảo doanh thu, thăm dò khả năng của khách hàng nhằm hạn chế việc cho vay nhằm vào các đối tượng không an toàn. Thứ hai, cũng dễ hiểu vì đối tượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng là ngành thương mại – dịch vụ, đây là những ngành có đồng vốn quay nhanh nên dễ dàng thanh toán cho Ngân hàng. Đặc biệt, Ngân hàng có một Phòng giao dịch tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, đây là nơi có rất nhiều doanh nghiệp buôn bán thức ăn tôm với thị trường rất lơn, nên nhu cầu về vốn ban đầu để đầu tư là rất lớn Bên cạnh đó đóng góp vào sự gia tăng của cho vay ngắn hạn còn có cho vay đối với ngành tiểu thủ công nghiệp, thủy hải sản…đây cũng là những ngành có thế mạnh tại tỉnh Bạc Liêu đã và đang xuất khẩu ra nước ngoài. Ngược lại, đối với cho vay trung và dài hạn chủ yếu là cho vay mua máy nông nghiệp, phát triển điện nông thôn và xây dựng các dự án…có tỷ trọng trong cơ cấu cho vay lại có xu hướng giảm xuống cụ thể năm 2006 là 12,20%, đến năm 2007 giảm xuống còn 5,50% và đến năm 2006 chỉ còn 4,47%, nguyên nhân một phần là do Ngân hang hạn chế cho vay các khoản trung và dài hạn, vì vòng quay vốn rất chậm bên cạnh đó phải chấp nhận rủi ro cao. Mặt khác, do giá cả thị trường không ổn định nên nhu cầu vay vốn để xây dựng nhà ở bị giảm sút.

Nhìn chung tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng lên liên tục. Trong đó hình thức cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn hết vì nguồn vốn vay phần lớn được dùng để bổ sung vốn lưu động, nguồn vốn thiếu hụt tạm thời, hoặc dùng để mua sắm phục vụ cho kinh doanh, sản xuất đối với các ngành thương mại, dịch vụ, thủy sản… Trong tiến trình cho vay của Ngân hàng, điểm thuận lợi

Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu chú trọng vào việc cho vay vào các ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ và xây dựng, vì vậy doanh số cho vay ở hai ngành này chiếm tỷ trọng rất cao qua các năm, tuy nhiên cũng không ngừng từng bước nâng cao tỷ trọng các ngành khác như thủy sản, nông nghiệp…vì đây là các ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ của tỉnh Bạc Liêu, qua các năm hoạt động thì Ngân hàng đã nhận thấy được lợi nhuận và những hiệu quả cao từ các ngành nghề này. Vì thế phương hướng họat động của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu là cố gắng đáp ứng vốn vay cho các ngành nhưng đặt hiệu quả kinh doanh của mình lên hàng đầu. Cơ cấu doanh số cho vay phân theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

triển. Hơn nữa nhờ có mạng lưới rộng liên tỉnh nên thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng không chỉ khi cho vay mà cả khi gửi tiền. Tình hình doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng được thể hiện qua biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)