PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU
4.1.2.2 Doanh số cho vay phân theo ngành nghề kinh tế:
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 Tri ệ u đồ ng 2006 2007 2008 Năm
Hình 4: Biểu đồ doanh số cho vay phân theo thời hạn của
Ngân hàng qua 3 năm (2006 - 2008)
Ngắn hạn
Trung hạn và dài hạn Tổng cho vay
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2007 - 2008 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CN - TMDV 215366 67,00 376736 70,78 633327 83,99 161370 74,93 256591 68,11 Xây dựng 31163 9,69 40166 7,55 55674 7,38 9003 28,89 15508 38,61 Thủy sản 8542 2,66 10276 1,93 8576 1,14 1734 20,30 -1700 -16,54 Nông nghiệp 3208 1,00 4341 0,82 13442 1,78 1133 35,32 9101 209,65 Ngành khác 63150 19,65 100750 18,93 43021 5,71 37600 59,54 -57729 -57,30 Tổng cho vay 321429 100,00 532269 100,00 754040 100,00 210840 65,59 221771 41,67 ĐVT: Triệu đồng
Bảng 4: Doanh số cho vay phân theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu)
* Cho vay ngành công nghiêp – thương mại dịch vụ:
Ngày nay theo xu hướng phát triển chung của thế giới, ngành CN –TMDV có vị trí rất quan trọng. Giá trị của ngành CN – TMDV chiếm tỷ trọng rất cao
trong thu ngập quốc dân. Vì vậy, phát triển ngành nghề này là một vấn đề rất cấp thiết đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Đối với Ngân hàn Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu trong những năm qua đã và đang đẩy mạnh hoạt động cho vay ngành CN – TMDV. Ngành CN – TMDV tại tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là các ngành buôn bán thức ăn tôm, kinh doanh sản xuất nước đá, kinh doanh xăng dầu, sản xuất vật tư nông nghiệp,…Nhìn chung, doanh số cho vay đều tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay đạt 215.366 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67,00% trong tổng doanh số cho vay, sang năm 2007 đã tăng lên 376.736 triệu đồng tăng 74,93% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 70,78 trong tổng vốn cho vay. Trong năm 2008, mặc dù các ngành kinh tế khác bị ảnh hưởng của thiên tai, giá cả thị trường không ổn định…nhưng doanh số cho vay ngành CN – TMDV tiếp tục tăng và đạt 633.327 triệu đồng tăng 68,11% so với năm 2007, một sự gia tăng đáng kể. Sự gia tăng của doanh số cho vay và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn cho vay một phần là do chủ ý của Ngân hàng nhằm vào đối tượng này để cho vay, vì đối tượng này thường là những khoản cho vay ngắn hạn, đồng vốn quay nhanh, dễ dàng trong việc theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh. Mặt khác, do chủ trương của tỉnh là chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang kinh tế thương mại, nên cũng đã có nhiều nhà đầu tư chuyển sang kinh doanh, vì vậy nhu cầu về vốn vay cũng tăng lên đáng kể.
* Cho vay ngành xây dựng:
Ngành xây dựng cũng là một mục tiêu cho vay của Ngân hàng. Trong năm 2006 doanh số cho vay trong ngành này đạt 31.163 triệu đồng, do nhu cầu xây dựng nhà ở tăng cao, sang năm 2007 cho vay tăng lên 40.166 triệu đồng tăng 28,89% so với năm 2006, do nhiều công trình xây dựng diễn ra, tỉnh Bạc Liêu với mục tiêu phát triển kinh tế nên đầu tư vào mở rộng các tuyến đường lưu thông, nâng cấp sữa chữa các tuyến đường hư hỏng, xuống cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông đi lại, nên nhà đầu tưđấu thầu cần vốn để thi hành công trình. Một đặc điểm quan trọng khác đó là tỉnh Bạc Liêu phát triển khu địa ốc tại Hồ Nam nên rất cần nhiều vốn để xây dựng nhà, và dự án này vẫn
kéo dài sang năm 2008, nên doanh số cho vay vào năm 2008 cũng tăng đáng kể đạt 55.674 triệu đồng, tăng 38,61% so với năm 2007. Mặc dù, qua 3 năm doanh số cho vay ngành xây dựng tăng đáng kể nhưng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn cho vay của Ngân hàng, cụ thể là năm 2006 chiểm tỷ trọng là 9,70%, năm 2007 là 7,55%, năm 2008 là 7,38%. Vì Ngân hàng còn mới, chưa tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng, các khách hàng thường đến vay tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Bạc Liêu nhiều hơn, đây là một Ngân hàng có nguồn vốn mạnh và có từ lâu đời, nên khách hàng quen thuộc rất nhiều.
* Cho vay thủy sản:
Ngành thủy sản tại Bạc Liêu chủ yếu là nuôi tôm công nghiệp, đánh bắt và khai thác gần bờ…đây cũng là một trong những ngành thế mạnh của tỉnh nhà, do đem lại lợi nhuận rất cao nhất là lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp nhưng cũng chứa rủi ro rất cao, nên Ngân hàng doanh số cho vay ở lĩnh vực này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số vốn cho vay. Cụ thể là năm 2006 doanh số đạt 8.542 chiếm tỷ trọng 2,66% trong tổng vốn cho vay, năm 2007 đạt 10.276 tăng 20,30% so với năm 2006 vì trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007 thì ngành sản xuất thủy hải sản xuất khẩu ra nước ngoài rất phát triển, nhiều người dân, thậm chí cả những người đang kinh doanh hoặc làm việc tại các cơ quan nhà nước đều bỏ vốn ra đầu tư vào ngành này nên doanh số cho vay cũng tăng đáng kể. Sang năm 2008 ngành thủy sản không còn phát triển như trước, do nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều chất độc hại đưa vào sản phẩm nhằm làm tăng lợi nhuận nhưng làm cho sản phẩm kém chất lượng nên nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới bị giảm xuống, mặt khác do trong qua trình nuôi tôm có nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ nặng nề vì vậy trong năm 2008 doanh số cho vay trong lĩnh vực này giảm xuống đáng kể, cụ thể là doanh số cho vay chỉ đạt 8.576 triệu đồng giảm 16,54% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 1,14% tổng số vốn cho vay.
* Cho vay nông nghiệp:
Trong năm 2006 doanh số cho vay nông nghiệp là 3.208 triệu đồng, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số cho vay 1,00%, sang năm 2007 chỉ số này tăng lên 4.341 triệu đồng, tăng 35,52% so với năm 2006, vì chủ trương của Ngân hàng muốn mở rộng cho vay đa ngành nghề nhưng vì khách hàng không nhiều nên tỷ
nhiều chuyển biến vượt bậc, cụ thể là doanh số cho vay đạt 13.442 triệu đồng tăng 209,65% so với năm 2007, do trong, giai đoạn này nước ta đang trên đà phát triển xuất khẩu gạo, nguồn gạo của nước ta đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cung cấp rất nhiều nước trên thế giới, nên lãnh đạo địa phương cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, ngoài nguồn lúa gạo thì muối cũng là một sản phẩm có giá tại Bạc Liêu.
Nhìn chung qua 3 năm doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng nhanh đặc biệt là từ giai đoạn từ năm 2007 sang 2008. Ngành nông nghiệp cũng là ngành mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, nhưng tỷ trọng vẫn chiếm rất thấp so với doanh số cho vay, vì Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu là Ngân hàng rất quen thuộc đói với người dân địa phương, ngoài ra Ngân hàng Nông nghiệp còn được sự bảo trợ của Nhà nước nên lãi suất cũng linh động và thấp hơn so với các Ngân hàng thương mại khác, nên nguồn vốn của người dân nơi đây chủ yếu là dựa vào Ngân hàng Nông nghiệp. Vì vậy, Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác cho vay, nhưng cũng nhờ sự nhiệt tình và năng động của cán bộ tín dụng nên Ngân hàng cũng đã đạt được những kết quả khả quan.
* Cho vay ngành khác:
Doanh số cho vay ngành khác nhắm vào các đối tượng chủ yếu là cán bộ công nhân viên, giáo viên, cán bộ hưu trí, nhằm mcụ đích chủ yếu là xây dựng, sữa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, cho vay sản xuất, chăn nuôi để làm kinh tế phụ. Ngoài ra Ngân hàng còn cho vay tín chấp đối với các đối tượng được các tổ chức tín dụng hoặc các cơ quan có uy tín bảo lãnh. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 63.150 triệu đồng, năm 2007 doanh số cho vay là 100.750 tăng 59,54% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay giảm xuống còn 43.021 triệu đồng giảm 57,30% so với năm 2007. Doanh số vay tăng giảm bất thường là do khi có nhu cầu thì người dân vay nhiều và ngược lại nếu khi đủ vốn để sản xuất, chi tiêu thì người dân không cần thiết đến để Ngân hàng vay vốn.
Tình hình doanh số cho vay phân theo ngành nghề kinh tế được thể hiện qua biểu đồ sau:
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 Tr i ệ u đồ ng 2006 2007 2008 Năm
Hình 5: Biểu đồ doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế