Kiến nghị với Ngân hàng Công Thương chi nhánh Tây Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh tây hà nội (Trang 56 - 60)

Trên cơ sở khảo sát thực tế tại chi nhánh Tây Hà Nội, nhận thấy những khó khăn đang tồn tại trong chi nhánh ngân hàng ở hoạt động bảo đảm tín dụng, em xin kiến nghị về một số vấn đề như sau:

- Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, các thông kệ quốc tế, khoa học công nghệ

- Chi nhánh cần lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược thu hút khách hàng, mở rộng thị phần, tìm kiếm các khách hàng mới

- Chi nhánh nên đúc rút những kinh nghiệm của các chi nhánh khác trong hệ thống cũng như từ các ngân hàng khác trong công tác bảo đảm tín dụng để phòng tránh những rủi ro không đáng có, thiết lập những chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện của ngân hàng mình.

- Đầu tư và phát triển hệ thống thông tin trong toàn ngân hàng nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các CBTD, nâng cao chất lượng thẩm định.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận ở chương một, thực trạng tồn tại và nguyên nhân gây nên những hạn chế trong công tác bảo đảm tín dụng của chi nhánh ngân hàng từ năm 2009 – 2011, dựa trên những định hướng của ngân hàng đưa ra đến năm 2015, trong chương ba, chuyên đề đã đưa ra một số những giảp pháp cụ thể đối với chi nhánh ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng của công tác bảo đảm tín dụng. Đồng thời, chuyên đề cũng nêu một số kiến nghị tới chính phủ, ngân hàng nhà nước, các bộ ngành liên quan để tạo nên môi trường thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác này.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế mang tính chất toàn cầu hiện nay, để tồn tại các NHTM phải cạnh tranh gay gắt với nhau và với các ngân hàng nước ngoài để mở rộng tín dụng, mở rộng hoạt động, tăng thị phần.Các ngân hàng trong nước với thế mạnh của mình là am hiểu địa phương, lựa chọn đẩy mạnh hoạt động tín dụng để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.Hoạt động ngân hàng với bản chất của nó ẩn chứa rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.Để hạn chế rủi ro tín dụng, một giải pháp hữu hiệu là công tác bảo đảm tín dụng của ngân hàng.Tuy nhiên, hiệu quả của bảo đảm tín dụng phụ thuộc nhiều vào trình độ của cán bộ ngân hàng, quy định của pháp luật hiện hành và việc các ngân hàng thực hiện vận dụng các quy định đó vào thực tế.

Trên cơ sở nhận thức được các vấn đề đó và tìm hiểu thực tiễn về hoạt động bảo đảm tín dụng tại chi nhánh Tây Hà Nội, Ngân hàng Công Thương, em đã đi sâu nghiên cứu nguyên nhân tồn tại của những hạn chế về công tác bảo đảm tín dụng của ngân hàng, từ đó đưa ra những giải pháp riêng cho chi nhánh trong hoạt động này.Đồng thời, em cũng có một số kiến nghị với Chính phủ, ngân hàng nhà nước, các bộ ngành và ngân hàng Công Thương Việt Nam nhằm hỗ trợ cho hoạt động bảo đảm tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung phát huy hiệu quả, an toàn, bền vững.Tuy nhiên, do vấn đề còn nhiều phức tạp cùng kiến thức, thời gian còn hạn chế nên chuyên đề này của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng toàn thể các anh chị cán bộ tín dụng trong chi nhánh Tây Hà Nội để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo chi nhánh Tây Hà Nội ngân hàng Công Thương, các anh chị cán bộ phòng doanh nghiệp, đặc biệt là các anh chị cán bộ phòng giao dịch Cầu Diễn thuộc chi nhánh Tây Hà Nội Ngân

hàng Công Thương đã giúp đỡ em nhiệt tình trong thời gian thực tập và cung cấp tài liệu cần thiết, rất bổ ích để em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh tây hà nội (Trang 56 - 60)