thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Quyết định số 121/QĐ-HĐQT ngày 25/02/2005 về quy định phân cấp mức cho vay tối đa đối với một khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
2.2.2 Quy trình thực hiện bảo đảm tín dụng tại chi nhánh Tây Hà Nội ngân hàng Công thương ngân hàng Công thương
Quy trình bảo đảm tín dụng của Ngân hàng Công thương được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Khi bên bảo đảm có nhu cầu cầm cố, thế chấp tài sản tại NHCV, CBTD của chi nhánh có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích để bên bảo đảm hiểu đầy đủ thủ tục, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi cầm cố, thế chấp tài sản; thông báo cho khách hàng các giấy tờ, tài liệu cần thiết phải xuất trình NHCV theo quy định hiện hành của NHCT.
Khi kiểm tra bản chính hồ sơ TSBĐ, CBTD của chi nhánh kiểm tra hồ sơ TSBĐ đảm bảo đủ loại, số lượng theo danh mục; hợp pháp, hợp lệ, có đủ chữ ký của cơ quan xác nhận có liên quan; phù hợp về mặt nội dung giữa các tài liệu có liên quan.
Trước khi trả lại hồ sơ cho khách hàng, CBTD sao chụp lại hồ sơ TSBĐ để phục vụ công tác thẩm định và cung cấp cho Phòng quản lý rủi ro nếu phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập.
Đối với TSBĐ mang tính chất phức tạp, vượt quá khả năng thẩm định của CBTD thì CBTD có thể lập tở trình đề xuất mua thông tin hoặc thuê tư vấn thẩm định TSBĐ trình lãnh đạo Phòng khách hàng/Phòng kinh doanh dịch vụ/Phòng giao dịch và người có thẩm quyền xem xét.
Bước 2: Thẩm định và phê duyệt nhận bảo đảm
Trước khi nhận TSBĐ, CBTD phải thẩm định các điều kiện của TSBĐ, tính xác thực của hồ sơ TSBĐ, các nội dung có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, kiểm tra thông tin về tài sản tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc cơ quan quản lý tài khoản, cơ quan phát hành sổ/ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán.
•Nội dung thẩm định: CBTD cần làm rõ và đánh giá những vấn đề sau:
- Tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan đến TSBĐ (nhằm loại bỏ các giấy tờ giả mạo,…).Nếu cần thiết, CBTD có thể yêu cầu bên bảo đảm kê khai về số bản gốc của mỗi loại giấy tờ, cơ quan cấp, quản lý giấy tờ để có thể ngăn chặn hành vi gian lận của bên bảo đảm.
- Nguồn gốc và đặc điểm của TSBĐ
- Quyền sở hữu tài sản/ quyền khai thác tài nguyên/quyền sử dụng đất của bên bảo đảm: CBTD phải kiểm tra xem bên bảo đảm có xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền khai thác tài nguyên hoặc quyền sử dụng đất dùng làm bảo đảm không.CBTD cần hết sức lưu ý các dấu hiệu sửa chữa, mâu thuẫn, tính pháp lý của các loại giấy tờ ủy quyền, tính pháp lý trong trường hợp đồng sở hữu tài sản…NHCV không nhận TSBĐ đối với tài sản trả chậm, trả góp, tài sản thuê của bên bảo đảm.
- Tài sản bảo đảm pháo đáp ứng đủ ba điều kiện theo quy định: tài sản hiện không có tranh chấp, được phép giao dịch và là tài sản dễ chuyền nhượng.
- Xác định giá trị TSBĐ : nhằm làm cơ sở để xác định mức vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý TSBĐ.TSBĐ tiền vay phải được xác định giá trị vào thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.
- Khả năng thu hồi nợ vay: để thẩm định, CBTD cần rà soát toàn bộ hồ sơ giấy tờ TSBĐ, dự báo khả năng thu hồi nợ vay trên cơ sở các thông tin liên quan, từ đó đề xuất các điều khoản cần quy định trong hợp đồng bảo đảm
nhằm bảo vệ quyền lợi của chi nhánh trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản bảo đảm.
- Đánh giá khả năng quản lý TSBĐ, từ đó đề xuất biện pháp và người quản lý TSBĐ an toàn và hiệu quả: CBTD của chi nhánh tùy trường hợp cụ thể để đề xuất bên nào giữ TSBĐ thì hợp lý, ngân hàng cần giữ các loại giấy tờ gì, phương pháp kiểm tra TSBĐ như thế nào.
•Nguồn thông tin để thẩm định:
Việc thẩm định được tiến hành dựa trên 3 nguồn thông tin:
- Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp: Đây là nguồn thông tin chủ yếu để xem xét đánh giá tình trạng và giá trị TSBĐ.
- Khảo sát thực tế: Kết quả khảo sát nhẳm khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện các vấn đề mới cần thẩm định tiếp.
- Các nguồn thông tin khác: Chính quyền địa phương, công an, tòa án, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, các ngân hàng khác, hàng xóm, báo chí… Đây là nguồn thông tin mang tính khách quan và chính xác nhất.
•Viết báo cáo thẩm định:
Sau khi thẩm định, CBTD trình bày toàn bộ kết quả thầm định trong cáo cáo kết quả thẩm định TSBĐ hoặc tờ trình thẩm định tín dụng, trong đó trình bày:
- Hồ sơ bảo đảm có đầy đủ theo quy định; - Tính pháp lý của TSBĐ;
- Phân tích, đánh giá, dự báo về giá trị, khả năng chuyển nhượng, phương pháp quản lý TSBĐ;
- Dự báo các rủi ro có thể xảy ra và biện pháp hạn chế rủi ro;
Kết luận: CBTD nêu rõ có đồng ý nhận TSBĐ hay không, định giá bao nhiêu, các điều kiện và phương pháp quản lý TSBĐ.Các đề xuất khác…
Bước 3: Lập hợp đồng bảo đảm
Trên cơ sở nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền và thống nhất với khách hàng, CBTD soạn thảo hoặc với cán bộ pháp chế/ cơ quan tư vấn luật soạn thảo HĐBĐ và các văn bản liên quan.Lãnh đạo phòng khách hàng/ tín dụng kiểm tra lại toàn bộ HĐBĐ và các giấy tờ liên quan để đảm bảo nội
dung phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật và quy định của NHCT và đảm bảo quyền lợi của NHCT.
Người có thẩm quyền ký hợp đồng phải kiểm tra lại lần cuối HĐBĐ và các văn bản liên quan.Trường hợp HĐBĐ phải có xác nhận công chứng, chứng thực, CBTD thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của NHCT.Sau khi HĐBĐ được ký, CBTD cần gửi ngay văn bản đến cơ quan chức năng và lấy xác nhận từ cơ quan này để lưu hồ sơ tín dụng.
Bước 4: Đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có):
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm phải do phòng khách hàng thực hiện trước khi cấp tín dụng.
Bước 5: Nhập và kiểm soát việc nhập dữ liệu TSBĐ vào hệ thống INCAS:
Sau khi ký kết HĐBĐ và đăng ký giao dịch bảo đảm, Phòng khách hàng nhập dữ liệu TSBĐ vào hệ thống INCAS theo quy định về quy trình quản lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS của NHCT.Việc nhập dữ liệu phải do phòng Quản lý rủi ro kiếm soát lại.Nếu phát hiện sai sót, phòng Quản lý rủi ro phải thông báo ngay cho Phòng khách hàng để điều chỉnh.
Bước 6: Nhận hồ sơ TSBĐ và TSBĐ:
NHCV thực hiện nhập kho TSBĐ, hồ sơ TSBĐ theo quy định.
Đối với tài sản cầm cố, NHCV có thể lưu giữ tại kho của NHCV hoặc thuê kho bãi của bên thứ 3, hoặc thuê kho riêng biệt của bên bảo đảm nhưng NHCV phải quản lý, giám sát được TSBĐ trong kho.