0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 32 -39 )

Bảng 2.6 Dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng dư nợ 1477 100% 2765 100% 3054 100% Thế chấp bằng TS của KH 1022.25 69.21% 1936.52 70.03% 2171.8 71.11% Cầm cố bằng TS của KH 79.86 5.41% 164.09 5.94% 186.93 6.12% BĐ bằng TS hình thành từ vốn vay 20.58 1.4% 54.46 1.97% 64.05 2.1% BĐ bằng tài sản của bên thứ 3 16.66 1.12% 34.78 1.26% 43.6 1.43% Dư nợ không có TSBĐ 337.65 22.86% 575.15 20.8% 587.62 19.24% (Nguồn: Phòng tổng hợp)

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng, chi nhánh ngân hàng đã đẩy mạnh các hình thức cho vay có bảo đảm bẳng tài sản để mở rộng tín dụng.Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay có bảo đảm tăng dần qua các năm: Năm 2009, chiếm 77.14%, đến năm 2010 chiếm 79.2% tổng dư nợ và năm 2011 chiếm tới 80.76% tổng dư nợ tín dụng.Các hình thức để cho vay có bảo đảm tài sản là thế chấp, cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và của bên thứ 3, trong đó hình thức thế chấp là chủ yếu, luôn đạt tỷ trọng xấp xỉ 70% trong tổng dư nợ.Sở dĩ như vậy là bởi hình thức thế chấp là hình thức an toàn nhất cho ngân hàng.Bên cạnh đó, tỷ trọng trong tổng dư nợ của các hình thức bảo đảm khác như cầm cố và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bên thứ 3 cũng tăng dần qua các năm.

Tỷ lệ dư nợ không có TSBĐ có xu hướng ngày càng giảm là điều dễ hiểu, phù hợp với chính sách của ngân hàng là tỷ trọng cấp tín dụng không có TSBĐ chỉ chiếm một phần rất nhỏ không có tác động trọng yếu tới hoạt động

của chi nhánh, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển tín dụng lành mạnh.Hình thức cho vay không có TSBĐ chỉ được ngân hàng áp dụng cho những khách hàng có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Các hình thức cho vay có bảo đảm:

a.Bảo đảm bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn:

Hình thức bảo đảm bằng thế chấp tài sản là hình thức bảo đảm được sử dụng phổ biến nhất ở chi nhánh Tây Hà Nội.Hình thức bảo đảm này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, trong đó chủ yếu là thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, vì những tài sản này có tính pháp lý và giá trị cao.Cụ thể là:

Bảng 2.7 Dư nợ bảo đảm bằng tài sản của KH theo hình thức thế chấp

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ có TSBĐ bằng thế chấp 1022.25 100% 1936.52 100% 2171.8 100% Nhà ở, quyền sử dụng đất ở 828 81% 1608.2 5 83.05% 1900.5 87.5% Máy móc, thiết bị 133.45 13.05% 232.4 12% 183.47 8.45% Tài sản thế chấp khác 60.8 5.95% 95.87 4.95% 87.83 4.05% (Nguồn: Phòng tổng hợp)

Biểu đồ 2.5: Dư nợ theo hình thức thế chấp

(Nguồn: Phòng tổng hợp)

Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta có thể thấy tình hình dư nợ bằng hình thức thế chấp tăng dần qua các năm.Cụ thể, năm 2009 dư nợ có thế chấp TS là 1022.25 tỷ đồng, năm 2010 là 1936.52 tỷ, tăng 914.27 tỷ đồng so với năm 2009, năm 2011 là 2171.8 tỷ đồng, tăng 235.28 tỷ đồng so với năm 2010, trong đó, tăng chủ yếu là hình thức thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất.

Hình thức thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất ở ngân hàng ngày càng tăng, tăng mạnh vào giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ thế chấp, từ 81% đến 87.5%.Bởi hình thức thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất mang tính pháp lý cao, loại tài sản này hầu như không bị hao mòn, giá trị lớn.

Tài sản thế chấp là thiết bị máy móc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ thế chấp và đang có xu hướng giảm đi bởi đây là những tài sản dễ bị hao mòn, dễ lạc hậu, khó định giá, giá trị không ổn định, thay đổi nhanh theo thời gian nên gây khó khăn cho ngân hàng.

Dư nợ cho vay bằng hình thức cầm cố chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.Các tài sản cầm cố là sổ tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu…Trong đó, cầm cố sổ tiết kiệm là hình thức cầm cố phổ biến nhất, chiếm gần 90% tổng dư nợ cho vay.

Bảng 2.8 Dư nợ cho vay theo hình thức cầm cố

(Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Dư nợ có BĐ bằng cầm cố 79.86 100% 164.09 100% 186.93 100% Sổ tiết kiệm 71.2 89.16% 147.76 90.05% 167.5 89.6% Trái phiếu, kỳ phiếu 7.89 9.88% 15.58 9.5% 18.45 9.87% TS cầm cố khác 0.77 0.96% 0.75 0.45% 0.98 0.53% (Nguồn: phòng tổng hợp)

Dư nợ về hình thức cầm cố TS để bảo đảm cho khoản vay của chi nhánh ngân hàng ngày càng tăng, hình thức cầm cố sổ tiết kiệm chiếm tỷ trọng chủ yếu là do thủ tục giao dịch cho loại hình này khá thuận tiện, nhanh chóng, ngân hàng không mất nhiều thời gian thẩm định.Khách hàng sử dụng hình thức này hầu như cho những khoản vay ngắn hạn, chủ yếu cho những nhu cầu mua sắm: ô tô, nhà cửa, đi du học,…Do vậy, chất lượng tín dụng của những khoản vay này là cao.

Hình thức cầm cố bằng trái phiếu, kỳ phiếu,… đang có xu hướng giảm do các loại chứng khoán này có giá trị không ổn định, thay đổi theo thị trường, rất khó định giá.Để bảo đảm hạn chế thấp nhất rủi ro, ngân hàng cho vay đối với chứng khoán của Nhà nước cao hơn so với chứng khoán của các doanh nghiệp, vì chứng khoán công ty có khả năng hoàn trả thấp hơn, giá cả biến động lớn hơn so với chứng khoán Nhà nước.

Bảng 2.9 Dư nợ bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ có TSBĐ 1139.35 100% 2189.85 100% 2466.38 100% BĐ bằng tài sản của bên thứ 3 16.66 1.46% 34.78 1.59% 43.6 1.77% (Nguồn: phòng tổng hợp)

Các TSBĐ của bên thứ ba cũng được thực hiện bằng 2 hình thức là thế chấp và cầm cố.Hình thức này được áp dụng cho những trường hợp:

- Những khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn nhưng TSBĐ của chính doanh nghiệp không đủ điều kiện để ngân hàng cấp vốn, nên cần đến sự bảo lãnh của bên thứ ba để vay vốn.

- Các doanh nghiệp mới thành lập chưa có uy tín đáng kể trên thị trường - Các doanh nghiệp có dự án trung và dài hạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn Hình thức cho vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba khá an toàn do khoản vay này liên quan đến ba bên nên được giám sát chặt chẽ từ ngân hàng và bên bảo lãnh.Nhờ sự giám sát chặt chẽ này, nên khoản vay được sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều.Tuy nhiên hình thức cho vay này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, năm 2009 là 1.46%, năm 2010 là 1.59%, đến năm 2011 là 1.77%.Trong thời gian tới, chi nhánh nên nâng cao tỷ trọng của loại hình bảo đảm này trong tổng dư nợ.

d.Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Bảng 2.9 Dư nợ bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Dư nợ bảo đảm bằng TS 1139.35 100% 2189.85 100% 2466.38 100% Dư nợ bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay 20.58 1.81% 54.46 2.5% 64.05 2.6% (Nguồn: phòng tổng hợp)

Hình thức bảo đảm này thường được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, tài sản hình thành từ vốn vay thường được các doanh nghiệp thế chấp khi họ thiếu vốn và không có nhiều tài sản để cầm cố, thế chấp.Hình thức này được đưa vào áp dụng từ khi nghị định 163/2006/NĐ – CP về bảo đảm tiền vay có hiệu lực.Tuy nhiên, hình thức này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tồng dư nợ có bảo đảm TS : năm 2009 chiếm 1.81%, năm 2010 chiếm 2.5% và năm 2011 chiếm 2.6%.Nguyên nhân là do TSBĐ hình thành từ vốn vay chứa nhiều rủi ro hơn TSBĐ khác, việc định giá tài sản hình thành từ vốn vay khó khăn vì nó được xác định qua hóa đơn mua hàng, theo giá mua bất động sản, theo giá trị dự kiến của công trình…Vì vậy, giá trị thực tế của TSBĐ này rất khó xác định.Nếu dự toán không chính xác, ngân hàng rất khó thu hồi lại vốn nếu khách hàng không thể trả được nợ.Vì vậy, ngân hàng luôn thận trọng và hạn chế nhận TSBĐ hình thành từ vốn vay.

e.Dư nợ không có TSBĐ

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ 1477 100% 2765 100% 3054 100% Dư nợ có TSBĐ 1139.35 77.14% 2189.85 79.2% 2466.38 80.76% Dư nợ không có TSBĐ 337.65 22.86% 575.15 20.8% 587.62 19.24%

(Nguồn: phòng tổng hợp)

Cho vay không có TSBĐ được chi nhánh ngân hàng áp dụng trong trong trường hợp ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.Hình thức bảo đảm này đang có tỷ trọng với xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2009 chiếm 22.86% trong tổng dư nợ, năm 2010 chiếm 20.8%, đến năm 2011 chiếm 19.24%.Đối tượng được chi nhánh ngân hàng cho vay theo hình thức này hầu hết là các công ty nhà nước, là những khách hàng có uy tín cao, có quan hệ lâu năm với ngân hàng và khả năng tài chính đảm bảo thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.Vì đây là hình thức cho vay không có tài sản bảo đảm nên chi nhánh ngân hàng thẩm định các đối tượng khách hàng một cách chính xác, kĩ càng, đảm bảo thỏa mãn các điều kiện theo quy định của NHCT mới được cấp tín dụng.Nhờ nỗ lực của các cán bộ của chi nhánh thẩm định chính xác, hợp lý, đúng pháp luật mà tỷ lệ nợ quá hạn của hình thức cho vay này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 32 -39 )

×