Trong trường hợp khách hàng vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng phải xử lý TSBĐ để thu hồi vốn.Thông thường, trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận cách xử lý TSBĐ nếu trường hợp xấu nhất xảy ra.Trong trường hợp các bên không xử lý được TSBĐ theo thỏa thuận thì ngân hàng có quyền chủ động áp dụng xử lý TSBĐ theo pháp luật quy định.Có rất nhiều trường hợp đã xảy ra là ngân hàng và khách hàng đều đã thỏa thuận cách xử lý TSBĐ trong hợp đồng tín dụng nhưng đến lúc khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ lại gây khó khăn cho ngân hàng, buộc ngân hàng phải nhờ đến tòa án, và mất rất nhiều thời gian mới thu hồi được nợ.Điều này có thể do uy tín, tư cách khách hàng không tốt hoặc cũng có thể do khâu phát mại tài sản ngân hàng chưa xử lý tốt,
gây mâu thuẫn lợi ích giữa các bên nên dẫn đến tranh chấp.Nếu ngân hàng phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án thì sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian cho việc thu hồi nợ.Do vậy, để nâng cao chất lượng xử lý TSBĐ, chi nhánh nên thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ nhanh chóng và đầy đủ.
Trong trường hợp khách hàng có uy tín tốt, có thiện chí khắc phục trả nợ, họ đã tận thu nhưng vẫn chưa trả hết được nợ thì chi nhánh ngân hàng nên tạo điều kiện để họ tự phát mại tài sản.Biện pháp này sẽ giúp giảm bớt chi phí và thời gian cho ngân hàng.
Hoặc trường hợp TSBĐ là các tài sản có giá trị lớn mang tính chuyên dụng, chi nhánh nên phối hợp với công ty đấu giá để tiến hành đấu giá TSBĐ để thu được số tiền tối đa từ tài sản đó.