NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.4.1. Kiến nghị với nhà nƣớc và các cơ quan quản lý DN
Hoàn thiện các chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích phát triển các DN. Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển NNL, trong chương trình
101
này cần xác định rõ các mục tiêu, các hoạt động liên quan đến việc phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động, nhất là vấn đề sức khỏe, đào tạo chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho NLĐ, ý thức và sự hợp tác trong công việc, thái độ và tác phong của NLĐ. Về tổ chức cần thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển NNL bao gồm đại diện của các ngành có liên quan, đại diện của người sử dụng lao động và các tổ chức chính trị - xã hội…; Ngoài ra nhà nước cũng cần có những giải pháp tích cực mang tính thực tiễn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực như sau :
Hình thành quỹ phát triển nguồn nhân lực
Thực hiện chương trình trợ giúp nguồn nhân lực cho các DN
Hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu cho các DN
Phát triển thị trường lao động :Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thể chế
và môi trường pháp lý thị trường lao động cũng như bộ máy quản lý và điều hành có hiệu quả thị trường lao động. đồng thời nâng cao hiệu quả của các chính sách của thị trường lao động tích cực.
4.4.2. Kiến nghị đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo, tƣ vấn
- Xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho NLĐ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Liên hệ chặt chẽ với các DN để nắm bắt kịp thời thông tin về nhu cầu NNL của DN để chủ động đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu NNL cho các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng;
- Đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp: Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi với người sử dụng lao động để biết được sự đáp ứng về năng lực, trình độ của NLĐ đối với từng vị trí mà thực tế họ đảm nhận, từ đó, có kế hoạch tổ chức đào tạo và đào tạo lại đối với NLĐ. Các trường đại học và cơ sở đào tạo cần chủ động phối hợp với bộ phận nhân sự
102
của các doanh nghiệp để đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Kinh nghiệm thành công của nhiều đại học trên thế giới đã cho thấy, việc đánh giá này phải được làm thường xuyên và do một bộ phận chuyên trách đảm nhận. Khi doanh nghiệp đã trở thành khách hàng thì đại học cần phải đầu tư một cách chuyên nghiệp và việc đầu tư này phải được coi trọng như chi phí cho nghiên cứu thị trường, marketing của các doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải “nhiệt tình”, nghiêm túc phối hợp với đại học và đầu tư kinh phí để đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển nhân lực của mình.
Các trường đại học và cơ sở đào tạo cần phải xây dựng chương trình đào tạo gắn với thực tế doanh nghiệp và tiêu chuẩn hóa hơn nữa chất lượng đầu ra để SV sau khi ra trường có thể dễ dàng phát huy khả năng trong môi trường làm việc mới. nâng cấp các chương trình đào tạo và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, sự đổi mới từ chính đội ngũ giảng viên, cũng như công tác gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đã dần thay đổi chất lượng đội ngũ nhân lực CNTT.
Tăng cường cho sinh viên tiếp cận doanh nghiệp từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường thông qua các đợt thực tập, kiến tập. Thực tế cho thấy, sinh viên thường rất hồ hởi đón nhận các đợt thực tập tại doanh nghiệp, bởi được hòa nhập với môi trường thực tế cái mà họ đang mường tượng khi chỉ tiếp cận với lý thuyết. Khi sinh viên được đứng trên góc độ một thực tập viên, họ sẽ học được nhiều bài học.
Tạo cơ chế để những cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp có liên hệ thường xuyên với chính cơ sở đào tạo họ, có thể thông qua toạ đàm trao đổi kinh nghiệm. Đây là con đường rất hiệu quả, rất thiết thực cho cả nhà trường và doanh nghiệp. Cách thức này trong thực tế vẫn còn ít được các nhà trường quan tâm. Nhưng nó hoàn toàn thực hiện được nếu được các cơ sở đào
103
tạo đưa vào nội dung hoạt động của mình như là các seminar khoa học với chủ đề cụ thể phù hợp.
Tóm tắt chương 4: Từ kết quả đạt được chương 3, kết hợp với những
định hướng chung của thành phố Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra định hướng phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở địa bàn Hà Nội. Đồng thời đưa ra những giải pháp để có thể khắc phục những hạn chế đã nêu ra ở chương 3. Song song với việc đưa ra các giải pháp, tác giả cũng đề xuất các kiến nghị với Nhà nước, doanh nghiệp và các bên liên quan trong việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
104
KẾT LUẬN
Trong lịch sử của nhân loại, cùng với các yếu tố khác, con người luôn là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Con người không chỉ là tinh hoa trong sự phát triển của thế giới mà còn là tác nhân cải biến thế giới, làm nên lịch sử của mình và hoàn thiện chính bản thân mình. Phát triển con người là mục tiêu cao nhất trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là động lực của sự phát triển xã hội. Nguồn lực con người là tổng hòa các yếu tố về thể chất, trí tuệ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, đạo đức, ý thức trách nhiệm, thái độ và tác phong lao động, v.v… cách tạo nên năng lực sáng tạo của con người, của cộng đồng người mà trước hết là lực lượng lao động đang và sẵn sàng tham gia vào hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Trong quá trình kinh doanh sản xuất, nhà quản lý nào cũng mong muốn doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển, ngày càng gặt hái được nhiều thành công. Và một trong những nhân tố quyết định sự thành công đó chính là nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Người lao động không chỉ là bạn đồng hành cùng nhà quản lý mà còn là nhân tố quyết định sự thành hay bại của doanh nghiệp. Vì vậy, làm sao để doanh nghiệp có được một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có thái độ làm việc tốt và cống hiến hết mình cho tổ chức đối với các nhà doanh nghiệp. Để làm được điều này nhà quản lý cần có những chính sách phát triển nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn
nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Trần Kim Dung (2009), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.
3. Lê Thị Hồng Điệp (2008), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài KHCN cấp
ĐHQGHN, Hà Nội.
4. Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để
hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
5. Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
6. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với xã hội
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ
ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Thùy Liên (2007), Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm, Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. Hoàng Xuân Long (2008), Đổi mới quản lý nguồn nhân lực khoa học
của nhà nước, Tạp chí Lý luận chính trị, (9).
10. Vũ Thị Phương Mai (2007), Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lao động và Xã hội, (303).
106
11. Phạm Công Nhất (2008), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị, (3).
12. Trần Hữu Quang (2009), “Phúc lợi xã hội trên thế giới – Quan niệm và phân loại”, Tạp chí Khoa học xã hội, (4).
13. Ngô Thị Thu Trang (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.
14. Lê Đình Tân (2008), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệm-tiếp cận và giải pháp”, Hội thảo Quốc tế ngày 17 tháng 10 năm 2008.
15. Phạm Quang Trung (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội sau khi Việt Nam tham giaWTO ( giai đoạn 2006 – 2010 ), Đề tài cấp bộ, B2006-06-13.
16. Trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội.
Tiếng Anh
17. Gareth, R, Jones M. G. (2003), Contemporary Management, NXB Mc Graw Hill.
18. Ivancevich, J, Hoon. L. (2002), Human Resource Management in Asia, NXB McGraw – Hill.
19. Robert, L. M, John, H. J. (2003), Human Resource Management, NXB Thomson South – Western.
20. Samuen, C.T. (1997), Modern Management, NXB Prentics- Hall Inc. 21. Williams,M.G. (2006), Resource Management, NewYork.
Website
22. http://www.baomoi.com/Phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong- cao/59/14370509.epi
107 23. http://www.baoviet.com.vn/Tap-doan-Bao-Viet/Nhan-su/-Chinh-sach- va-giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc/28/2966/ArticleDetail/ 24. http://www.truongcb.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/tap-chi-phat- trien-nhan-luc 25. https://www.facebook.com/hasmea 26. http://jumla.vn/vi/tin-tuc/doanh-nghiep/quan-tri-nhan-su/771-bi-quyet- giu-chan-nguoi-gioi-trong-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho.html ……….
108
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho ngƣời lao động)
Xin chân thành cảm ơn và rất mong anh (chị) hợp tác giúp đỡ trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra trắc nghiệm dưới đây để tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài luận văn của mình.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Nơi làm việc : ………..
2. Thời gian công tác tại công ty : ……….. 3. Thu nhập bình quân hàng tháng : ……….. 4. Trình độ:
Câu 1: Bạn vui lòng trả lời về quá trình bạn ứng tuyển vào doanh nghiệp
Bạn có cho rằng quá trình tuyển dụng bạn vào doanh nghiệp là thực sự nghiêm túc và hiệu quả
a. Có b. Không
Bạn có cho rằng bài kiểm tra chuyên môn đánh giá đúng năng lực của bạn a. Có
b. Không
Bạn có cho rằng qua phỏng vấn nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác ứng viên không? a. Có b. Không Trung học Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học
109
Câu 2: Lý do anh (chị) quyết định làm việc tại doanh nghiệp hiện tại là gì?
Chế độ tuyển dụng
Chế độ lương, thưởng
Điều kiện, môi trường làm việc
Chế độ đãi ngộ (trợ cấp, phụ cấp, nhà ở, chế độ phúc lợi, an sinh xã hội…): 19%
Lý do khác
Câu 3: Anh (chị) cho biết công việc hiện tại có phù hợp với năng lực bản bản thân hay không?
Phù hợp
Rất phù hợp
Không phù hợp
Câu 4: Anh (chị) có hài lòng với mức lương hiện nay của mình hay không?
Rất hài lòng
Hài lòng
Chưa hài lòng
Rất không hài lòng
Câu 5: Ngoài lương anh (chị) còn nhận được khoản trợ cấp, phụ cấp nào từ phía doanh nghiệp không?
Có
Không
Câu 6: Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp anh (chị) có được tham gia các chương trình đào tạo trong hay ngoài doanh nghiệp không?
Có
Không
Câu 7: Nội dung các khóa đào tạo mà anh (chị) đã được tham gia hàng năm?
Chuyên môn nghiệp vụ
Phòng chống cháy nổ
110
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tin học, ngoại ngữ
Nội dung khác
Câu 8: Nội dung đào tạo mà anh (chị) mong muốn được tham gia trong thời gian tới?
Chuyên môn nghiệp vụ
Tin học, ngoại ngữ Các kỹ năng mềm Phòng chống cháy nổ An toàn lao động Vệ sinh an toàn thực phẩm Nội dung khác
Câu 9: Anh (chị) có được ký kết hợp đồng tại doanh nghiệp đang làm việc không?
Có
Không
Câu 10: Doanh nghiệp nơi anh (chị) đang làm việc có tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động như phổ biến, tuyên truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động văn hóa thể thao… không?
Thường xuyên tổ chức
Ít được tham gia
Không được tổ chức
Câu 11: Ngoài tiền lương anh (chị) có nhận được khoản trợ cấp nào từ phía doanh nghiệp không?
Trợ cấp ăn ca
Trợ cấp xăng xe
Thưởng tiền chuyên cần
111
Tiền thưởng
Câu 12: Anh (chị) có được phổ biến hay tiếp cận các thông tin về chính sách đãi ngộ đối với phát triển nguồn nhân lực của Trung ương, của thành phố không?
Có
Không
Câu 13: Nếu có, anh (chị) được tiếp cận các thông tin đó qua phương tiện nào?
Doanh nghiệp (tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp)
Qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài)
Câu 14: Anh (chị) hãy đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các chính sách của Trung ương, của thành phố đối với người lao động?
Không ảnh hưởng
Có ảnh hưởng nhưng không quan tâm
Ảnh hưởng rất lớn
Câu 15: Anh (chị) hãy cho ý kiến kiến nghị với doanh nghiệp hay chính quyền thành phố về các chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố?
………
………
………
………
……… Xin chân thành cảm ơn anh (chị) về những thông tin đã cung cấp!
112
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---
PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho ngƣời quản lý doanh nghiệp) Xin chân thành cảm ơn và rất mong anh (chị) hợp tác giúp đỡ trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra dưới đây để tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài luận văn của mình. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP 1. Tên doanh nghiệp : ………
2. Địa chỉ DN : ………
3. Họ tên người trả lời : ………
4. Chức vụ : ………
Câu 1: Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH (một hoặc nhiều thành viên)
Công ty Cổ phần
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Loại hình khác (vui lòng nêu tên cụ thể) Câu 2: Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
Công nghiệp / Chế tạo
Xây dựng
Dịch vụ / Thương mại
Nông nghiệp / Lâm nghiệp / Thủy sản
Câu 3: Tổng số lao động tính đến tháng 12/2013
Dưới 50 lao động
Từ 50 - 100 lao động
113
Từ 300 - 500 lao động
Từ 500 - 1000 lao động
Trên 1000 lao động
Câu 4: Trong tổng số lao động tại doanh nghiệp, vui lòng cho biết tỷ trọng:
Lao động tại tỉnh : ………..%
Lao động nhập cư từ các tỉnh khác : ………..%
Câu 5: Doanh nghiệp hiện tại có nhu cầu tuyển thêm lao động không?
Nhu cầu tuyển liên tục
Tuyển hàng năm
Không có nhu cầu
Câu 6: Từ kinh nghiệm sử dụng lao động, xin hãy đánh giá chất lượng của lao động tại thành phố đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng chưa?