Tổng quan về doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 2015 (Trang 58)

Trong năm 2013, ước có 14.950 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo luật doanh nghiệp với số vốn khoảng 100 nghìn tỷ đồng, tăng 12% về số lượng doanh nghiệp và 33% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong năm 2013 điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, thiếu về vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, khó khăn đầu ra, tồn kho ứ đọng... do đó, tính trong 10 tháng đầu năm, trên địa bàn Thành phố đã có 10.079 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Trong đó giải thể 550 (tăng 49%), bỏ địa chỉ kinh doanh là 6.429 (tăng 9,4%), tạm ngừng kinh doanh là 3.100 (giảm 39,7%).

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2013, ước tính đến cuối tháng 6/2013, toàn thành phố có 7.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn 52.300 tỷ đồng, giảm 9,5% về số lượng doanh nghiệp, nhưng lại tăng 13,2% về số vốn so với cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 5 tháng đầu năm có 6.192 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giảm 20% so với cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp giải thể là 222 doanh nghiệp (tăng 27%); doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể 1.266 doanh nghiệp (tăng 27%); doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh là 2.804 doanh nghiệp (giảm 2%) và số tạm ngừng kinh doanh là 1.900 doanh nghiệp (giảm 49%).

Theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong Quý I năm

50

2013, cả nước có 15.707 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 79.389 tỷ đồng, so với quý I năm 2012 thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 6,8 % và số vốn đăng ký giảm 16,1 %; so với Quý IV năm 2012 thì số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 9,4 % và số vốn đăng ký giảm 26,7 %. Số doanh nghiệp và số vốn đăng ký trong Quý I năm 2013 vẫn tiếp tục xu thế giảm so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất và kinh doanh.

Xét theo quy mô vốn đăng ký cho thấy, mức vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong Quý I năm 2013 vẫn tiếp tục giảm; cụ thể, mức vốn đăng ký bình quân Quý I năm 2013 giảm 10 % so với cùng kỳ Quý I năm 2012 giảm 19 % so với Quý IV năm 2012 (mức vốn đăng ký bình quân Quý I năm 2003 là 5,05 tỷ đồng/doanh nghiệp, Quý I năm 2012 là 5,61 tỷ đồng/doanh nghiệp, Quý IV năm 2012 là 6,24 tỷ đồng/doanh nghiệp)..

Biểu đồ 3.1 - Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên tổng dân số Hà Nội qua các năm

51

3.1.2. Khái quát quy mô, cơ cấu, chất lƣợng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Lao động, việc làm và thu nhập là lĩnh vực xã hội gắn trực tiếp với nguồn lực con người, chịu sự chi phối trực tiếp bởi chất lượng của nó. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật quyết định cơ cấu việc làm theo nghề nghiệp đồng thời trình độ tri thức, trình độ học vấn của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội. Theo số liệu sơ bộ của cuộc tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2011 trên toàn quốc của Tổng cục thống kê cho thấy, trình độ học vấn và trình độ được đào tạo nghề của người lao động trong các DNNVV là ở mức thấp nhất trong các khu vực doanh nghiệp của nước ta. Trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước mà chủ yếu là các các DNNVV, có tới 85,19% là lao động phổ thông, có trình độ phổ thông trung học và thấp hơn; số lao động là công nhân kỹ thuật có tỷ trọng là 7,73%, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 3,17% và số lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 3,83% trong tổng số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số lượng lao động có trình độ cao (trên đại học) chỉ chiếm tỷ trọng là 0,07% trong các doanh nghiệp này. Tỷ lệ lao động tương ứng ở các doanh nghiệp Nhà nước là 37,92%; 38,09%; 9,23%; 14,55%; 0,21%, còn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 74,02%; 14,46%; 3,05%; 8,27% và 0,2%[2].

So với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cả nước, thì nguồn nhân lực của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội được đánh giá là cao hơn. Trong đó, tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ trên đại học cao hơn hẳn so với đánh giá chung của DNNVV trên địa bàn cả nước (6% so với 1.34% tính trung bình

52

chung của cả nước). Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của các DNNVV nói chung vẫn ở trình độ thấp.

Biểu đồ 3.2 -Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các DNVVN thành phố Hà Nội qua các năm (%)

Nguồn : Niên giám thống kê 2013

Qua biểu đồ có thể nhận thấy những năm gần đây, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số ở Hà Nội ở mức khá ổn định. Trong khi đó, tỷ lệ lao động đang làm việc trong doanh nghiệp vừa và nhỏ đã qua đào tạo không ngừng tăng lên. Có thể thấy rõ điều đó qua các số liệu sau: Năm 2008: 23,3%; năm 2010: 30,2%; năm 2011: 30,6%; năm 2012: 35,3%; năm 2013: 36,2% (9).

53

Biểu đồ 3.3 –Thu nhập bình quân của lao động tại các DNVVN thành phố Hà Nội qua các năm (đơn vị tính triệu đồng)

Nguồn : Niên giám thống kê 2013

Nguồn lực lao động có trình độ ngày càng tăng lên đã góp phần nâng cao chất lượng lao động và tác động không nhỏ đến cả thu nhập của người Hà Nội. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người trên tháng năm 2012 của người Hà Nội là 2.945 nghìn đồng. Trong đó, mức thu nhập của nhóm thu nhập thấp nhất là 804 nghìn đồng và nhóm cao nhất là 6.829 nghìn đồng (mức chênh lệch giữa hai nhóm này là 8,5 lần). Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Tuy nhiên nguồn nhân lực này chưa được phát triển đúng hướng.

54

Bảng 3.1 – Đánh giá về hiệu quả việc nâng cao chất lƣợng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tình hình thanh niên của Viện Nghiên cứu Thanh niên năm 2009

55

Thực trang này là thực trang chung không chỉ của thảnh niên mà của tất cả nguồn nhân lực của thành phố Hà Nội

3.1.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là đối tượng trung tâm trong quá trình phát triển của Việt Nam, chiếm gần 97% tổng số công ty đang hoạt động ở Việt Nam tính đến tháng 9/2010 và phân bố ở hầu hết các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân với trên 50,1% tổng lao động và ước tính đóng góp khoảng trên 40% GDP . DNNVV đã có những đóng góp không thể phủ nhận cho nền kinh tế quốc dân, trong đó, phải kể đến vai trò huy động sử dụng hiệu quả các tài nguyên và nguồn lực đa dạng, tạo ra việc làm cho đại bộ phận lực lượng lao động trong nước. Cho đến nay, tổng số DNNVV của Hà Nội chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm (chiếm 50,1% lao động trong các doanh nghiệp), tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, nếu như tính đến hết 31/12/2008, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 69.247 doanh nghiệp thì chỉ sau 6 năm, số lượng các doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng gấp 2,17 lần vào năm 2013, với số lượng đăng ký thành lập là 150.251 doanh nghiệp. Trong một vài năm trở lại đây tốc độ tăng cơ học về số lượng DNNVV tăng từ 10% -20% mỗi năm (cụ thể, năm 2008 tăng 19.66%, 2009 tăng 20.05%, 2010 tăng 17.71%, 2011 tăng 13.72%, riêng 2012 & 2013 chỉ tăng 9.86-9.89% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta.

56

Để phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đi sâu vào nghiên cứu hoạt động này ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.

Nhìn chung, các DNNVV đánh giá khá cao chất lượng nguồn nhân lực mà đơn vị mình đang sử dụng. Theo kết quả điều tra, có đến 40 % DN cho rằng chất lượng NNL là tốt, 50% đánh giá bình thường, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (chưa tới 10%) đánh giá kém và rất kém (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.4 – Đánh giá nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Mặc dù đánh giá khá cao chất lượng NNL của DN mình, nhưng vẫn có một tỷ lệ lớn các DNNVV có nhu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng NNL, chiếm 58% số DNNVV được khảo sát . Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm

57

12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Về lực lượng lao động, có tới 75% lực lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Một điều cũng đáng lưu ý trong cuộc khảo sát là có hơn 1/3 số DNNVV vẫn đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán bổ sung NNL chất lượng cao.

Biểu đồ 3.5 – Nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

3.1.3.1.Thực trạng tuyển dụng nhân lực

Đối với việc xác định nhu cầu nhân lực trong doanh nghiệp. Thông qua câu hỏi có/không đối với 20 doanh nghiệp thì có tới 15/20 doanh nghiệp không có chiến lược nhân sự cụ thể hay đánh giá nhu cầu nhân lực. 5/20 Doanh nghiệp còn lại có tiến hành đánh giá nhu cầu nhân lực thông qua bảng thống kê khối lượng công việc.

Đối với nguồn tuyển dụng nội bộ: khi công tác tuyển dụng được tiến hành thì phòng tổ chức – hành chính sẽ thông báo đến các đơn vị trong hệ

58

thống và các phòng ban nghiệp vụ khác, từng bộ phận sẽ xem xét thấy cá nhân nào có khả năng đảm nhiệm công việc thì thông báo lại cho phòng tổ chức. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực tại các DNNVV thường có quy mô nhỏ nên ưu thế dành cho tuyển dụng nội bộ là không nhiều.

Đối với tuyển dụng từ bên ngoài: việc tuyển dụng thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm còn rất khiêm tốn. Nguồn từ cơ sở đào tạo và thông tin đại chúng là một phần đảm bảo cho các doanh nghiệp tuyển được đúng người đúng việc. Hình thức này chủ yếu áp dụng tại các DN có quy mô từ 50 lao động trở lên, trong đó thông báo tuyển dụng qua Internet, báo chí. Theo thống kê thì có 25% DN tuyển dụng qua các phương tiện thông tin đại chúng này, con số này là rất thấp so với các nước phát triển cũng như một số nước trong khu vực.

Trên thực tế, nhiều DNNVV tại Hà Nội do trình độ nhận thức và quản lý còn chưa cao nên sau khi thực hiện quá trình tuyển dụng nhân sự, các DN này thường kết thúc quá trình tuyển dụng mà không cần biết hiệu quả của đợt tuyển dụng này là như thế nào, có đạt được mục tiêu của quá trình tuyển dụng không…Chính vì vậy, công việc đánh giá hiệu quả công tác tuyển chọn cũng chỉ được khoảng 35% các DNNVV tại Hà Nội tiến hành.

Kết quả điều tra về công tác tuyển dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy. 12/20 doanh nghiệp được điều tra cho biết quy trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp như sau: Thông báo qua internet -> nhận hồ sơ -> làm bài Test chuyên môn -> phỏng vấn. 5/ 20 doanh nghiệp bỏ qua khâu thực hiện bài test/kiểm tra chuyên môn và 3/20 doanh nghiệp còn lại chủ yếu tuyển dụng nội bộ.

59

Biểu đồ 3.6 - Kết quả phỏng vấn hình thức tuyển dụng các DN Vừa và nhỏ

Như vậy, mỗi DN đều lựa chọn một cách thức tuyển dụng riêng nhưng hầu hết các DNNVV đều thực hiện các bước của quá trình tuyển chọn như sau: tiếp nhận hồ sơ và nghiên cứu; lựa chọn những ứng viên đạt yêu cầu để phỏng vấn. Khi tiến hành phỏng vấn, các DN lập hội đồng phỏng vấn gồm giám đốc, trưởng phòng nhân sự và các nhân viên nhân sự tham gia phỏng vấn. Ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn sẽ được nhận vào thừ việc trong vòng 3-6 tháng, sau đó DN sẽ ký hợp đồng chính thức.

ua phỏng vấn 30 cá nhân trong đó có 15 đối tượng là thí sinh tham gia tuyển dụng và nhân viên đã được nhận vào doanh nghiệp về quá trình tuyển dụng. Có 10/30 người được phỏng vấn cho biết quá trình tuyển dụng thực sự nghiêm túc. 10/15 nhân viên được hỏi cho rằng họ được tuyển dụng công bằng và quá trình tuyển dụng có hiệu quả. Tuy nhiên hầu hết người được phỏng vấn (25/30) cho rằng bài kiếm tra chuyên môn trong tuyển dụng không thực sự cần thiết. Và 5/30 người cho rằng vòng phỏng phấn không hiệu quả.

60

Biểu đồ 3.7 - Kết quả phỏng vấn ứng viên và nhân viên sau tuyển dụng

3.1.3.2. Thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực

Trong hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội hiện nay có hai vấn đề nổi bật:

Một là: Lao động làm trái ngành, nghề được đào tạo

Ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) cho biết: “Đối với doanh nghiệp sản xuất, cơ cấu nhân lực cần khoảng 50% lao động phổ thông, 35% trình độ sơ cấp trở lên và 15% còn lại là tốt nghiệp đại học. Nhưng hiện nay, chúng ta tập trung cho đào tạo đại học là chủ yếu; có đến 80% số học sinh tốt nghiệp PTTH vào đại học nên tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp đông và làm trái ngành, trái nghề là điều dễ hiểu”.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hơn 26% sinh viên ra trường thất nghiệp và hơn 70% làm trái ngành nghề. tỷ lệ này ở Hà Nội chiếm số lượng lớn, đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả điều tra của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2009, đối tượng là sinh viên K44 đến K48 các

61

khoa Tâm lý học, Thông tin-Thư viện, Ngôn ngữ học, chỉ có 41,9% sinh viên ra trường sau 1 năm có việc làm đúng ngành được đào tạo.

Hai là: Lao động được bố trí công việc trái với chuyên môn, năng lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hầu hết các DNNVV Hà Nội đều thực hiện việc xây dựng công tác phân tích công việc, đặc biệt là những DN có quy mô từ 50 lao động trở lên. Mỗi DN đều có những mẫu soạn thảo mô tả công việc riêng của mình, gồm những

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 2015 (Trang 58)