Đãi ngộ nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 2015 (Trang 47 - 49)

Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

Đãi ngộ nhân sự tạo điều kiện để họ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, từ đó tạo động lực kích thích người lao động làm việc với hiệu quả cao nhất. Đãi ngộ nhân sự là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng cho doanh nghiệp và xã hội

Thực hiện đãi ngộ nhân sự thông qua các bước sau:

Bước1: Xây dựng chính sách đãi ngộ

Một số chính sách nhân sự chủ yếu

- Chính sách tiền lương: Xác định mức lương tối thiểu chung, dựa vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, quy mô, khả năng tài chính của doanh nghiệp, triết lý, quan điểm của các nhà quản trị.

Xây dựng hệ thống thang bảng lương, đối với: Nhà quản trị, Nhân viên. Thiết lập quy chế trả lương, bao gồm

+ Hình thức, thời điểm trả lương

+ Cơ chế tăng lương, nâng bậc lương,... - Các chính sách khác

+ Chính sách thưởng: Cần xác định rõ tiêu chí thưởng, điều kiện thưởng và mức thưởng.

+ Chính sách phúc lợi: Xác định các mức phúc lợi được cung cấp cho tất cả mọi người.

+ Chính sách trợ cấp: quy định các loại trợ cấp, mức trợ cấp và điều kiện xét trợ cấp.

39

+ Chính sách thi đua: phải có nhiều tiêu chí phấn đấu cho các đối tượng và công việc khác nhau để khuyến khích thi đua cho tất cả mọi người.

Bước 2: Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự

- Xây dựng hệ thống đánh giá thành tích công tác cho nhân sự:

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá: đó là những yêu cầu cụ thể đã định trước về mức độ kết quả thực hiện công việc có hiệu quả. Việc xác định tiêu chuẩn được thực hiện trên cơ sở kết quả của phân tích công việc

Thu thập thông tin đánh giá: Để có được thông tin, cần xác định nguồn thông tin và lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp.

- Thiết lập các quy định, quy tắc, thủ tục hỗ trợ cho việc thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân sự:

+ Đối với chính sách tiền lương

Hướng dẫn tính bảng lương: doanh nghiệp cần quy định cách tính từng nội dung cụ thể trong bảng lương và công bố cho cả người lao động và nhà quản lý.

Thủ tục liên quan đến trả lương bao gồm: Trách nhiệm của các bộ phận liên quan, thủ tục lập bảng chấm công và xác nhận, các báo cáo thay đổi nhân sự, nghỉ chế độ Bảo hiểm xã hội, báo cáo bù trừ lương, bảng kiểm tra lương, thời điểm trả lương, cách thức trả lương.

+ Đối với các chính sách khác cần xác định rõ Quy định nghỉ phép, lễ, Tết, nghỉ hiếu, hỷ,...

• Chế độ bảo hiểm y tế, xã hội, chế độ làm việc đối với các vị trí đặc biệt, • Thủ tục thăng chức

• Thủ tục thuyên chuyển công tác, nghỉ việc

40

Bước 3: Đánh giá kết quả đãi ngộ nhân sự

Sau khi triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự cần thiết đánh giá kết quả thực hiện nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách được áp dụng, đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu của người lao động với chính sách đãi ngộ hiện đang được áp dụng. Từ đó có điều chỉnh phù hợp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc triển khai thực hiện các chính sách này

Các phương pháp đánh giá - Phương pháp mức thang điểm - Phương pháp so sánh cặp

- Phương pháp ghi chép – lưu trữ - Phương pháp quan sát hành vi - Phương pháp quản trị theo mục tiêu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 2015 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)