Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 2015 (Trang 84 - 85)

4.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHỐ HÀ NỘI

Trong quá trình phát triển, dựa trên tinh thần của Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng chính phủ Hà Nội luôn coi con người vừa là mục tiêu trọng tâm, vừa là công cụ chủ chốt của quá trình phát triển, việc nâng cao chất lượng con người là nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh. Tỉnh luôn xác định con người có trình độ và khả năng lao động cao là nguồn lực quý nhất của đất nước, của địa phương.

Phát triển nhân lực một cách toàn diện là sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sức khỏe, giáo dục - đào tạo, dạy nghề đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng nhân lực. Phát triển nhân lực phải thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút nhân lực.

Quan điểm phát triển nhân lực của Hà Nội dựa trên các nguyên tắc chính là kế thừa, đổi mới và đột phá, được cụ thể hóa như sau:

- Quan điểm 1: Phát triển toàn diện NNL về các mặt trí lực, thể lực (bao gồm cả thể trạng, tầm vóc con người) và các yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần của NNL là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội của thành phố.

- Quan điểm 2: Phát triển nhân lực phải thực hiện song song 2 nhiệm vụ cơ bản là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đi đôi với sử dụng lao

76

động, tạo việc làm, ổn định cho đại bộ phận lao động trong tỉnh. Ưu tiên phát triển nhân lực cho các ngành, lĩnh vực then chốt

- Quan điểm 3: Phát triển nhân lực của thành phố phải đảm bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực của tỉnh cùng với cả nước phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tiếp cận trình độ quốc tế.

- Quan điểm 4: Phát triển nhân lực là sự nghiệp vì dân, do dân, vì vậy, cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, các khu vực chậm phát triển tham gia. Phát triển nhân lực phải đặt trong mối quan hệ gắn kết hữu cơ với phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất.

- Quan điểm 5: Kết hợp giữa phát triển nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các địa phương khác trong cả nước, chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 2015 (Trang 84 - 85)