Các bài học từ các thương hiệu đồ ăn nhanh

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh đối với chuỗi giá trị cửa hàng đồ ăn nhanh (Trang 55 - 64)

ĐỒ ĂN NHANH

3.1.Các bài học từ các thương hiệu đồ ăn nhanh

3.1.1. McDonald’s

McDonald’s là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh phục vụ chủ yếu là bánh hamburger theo công thức Mỹ. Hầu như khi đặt chân tới một nước nào đó, McDonald’s cũng sẽ sớm thâu tóm ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại đất nước đó.

Vào năm 1940, hai anh em nhà Mac và Dick McDonald mở một nhà hàng barbecue nhưng gần như không đạt được mấy triển vọng cho đến năm 1948 là khi họ chuyển sang kinh doanh hamburger sử dụng công nghệ dây chuyền đơn giản để làm bánh. Vào thời điểm này, sản xuất dây chuyền là một cái gì đó gắn liền với sản xuất ô tô hơn là với thực phẩm. Nhưng Mac và Dick đã chọn cách sản xuất hamburger theo cách này vì họ nhận ra rằng khách hàng ăn bánh thường bị hạn hẹp về thời gian và tiền bạc. Điều cuối cùng mà các khách hàng này muốn đó là loại

thức ăn không cần phải cao lương mỹ vị, miễn là hợp với số tiền mà họ hoàn toàn có thể trả, và họ chỉ phải mất một vài phút để có được phần ăn mà họ gọi. Vì thế mà ý tuỏng về những chiếc hamburger chỉ đáng giá 15 xu đã bắt đầu hoạt động kinh doanh của nhà McDonald’s.

Về cơ bản, họ đã phân tích ra toàn bộ tiến trình chuẩn bị và chế biến, và rất nhiều công đoạn đã được loại bỏ để toàn bộ tiến trình có thể trở nên đơn giản nhất.

Kết quả là, vào năm 1954, hai anh em nhà McDonald đã có cho mình một nhà hàng drive-in (loại nhà hàng cho phép khách hàng mua đồ ăn mà không cần rời khỏi xe của mình), chuyên phục vụ hamburger tại San Bernardino. Nhà hàng này lúc nào cũng có một hàng dài khách đợi bên ngoài, và đạt được doanh thu cao ngất ngưởng , khách tiêu thụ thì rất hài lòng về quá trình phục vụ đồ ăn được diễn ra nhanh gọn, và cả về chất lượng thức ăn hợp túi tiền.

Thành công của anh em nhà McDonald’s đã thu hut sự chú ý của Ray Kroc, một doanh nhân đầy tiềm năng đến từ Illinois, người liên tục săn đuổi những công ty có triển vọng nhất để đầu tư. Ray Kroc đã có những ý tưởng kinh doanh cực kỳ vĩ đại.

Ở thời điểm đó, ông đã nhìn ra viễn cảnh tương lai cuả McDonald’s, rằng sẽ có hàng trăm những cửa hàng McDonald’s được mở ra, rồi McDonald’s sẽ thâu tóm toàn bộ đất Mỹ trong tương lai. Vì thế Kroc bắt đầu tiếp cận McDonald’s với ý tưởng nhượng quyền kinh doanh cho những doanh nhân khác. Những người nay sẽ tiến hành những bước đi gian nan như gây vốn, xây dựng nhà hàng, thuê nhân công, và quản lý hoạt động kinh doanh. Điều duy nhất mà McDonald’s phải làm sau đó là đảm bảo những nhà hàng vệ tinh có thể xây dựng thương hiệu một cách tốt nhất. Rồi sau đó, McDonald’s chỉ cần hốt tiền bản quyền từ những nhà hàng được nhượng quyền của nó.

Nhà McDonald’s đồng ý với kế hoạch đó, và thế là Kroc bắt đầu ý tưởng của mình. Kroc và hai anh em McDonald’s bắt tay vào sửa đổi mô hình nhượng quyền để bổ sung thêm nhiều nguồn lợi nhuận. Tập đoàn McDonald’s cuối cùng cũng thu được một phần trăm doanh thu thuần, và trong nhiều vụ đã trở thành người sở hữu chính của hoạt động nhượng quyền thương mại thực tế. Một bước tiến xuất sắc khác mà họ đã bổ sung vào mô hình nhượng quyền đó là cho thuê nhà đất. Công ty sẽ mua mảnh đất mà một nhà hàng được nhượng quyền theo kế hoạch được xây dựng tại đó. Sau đó họ sẽ cho chủ nhà hàng nhượng quyền thuê mảnh đất đó (tiền thuê hàng tháng được tính dựa trên doanh thu). Hoạt động cho thuê nhà đất này mang lại lợi nhuận khá khẩm đển nỗi một công ty riêng (Franchise Realty Corporation) đã được lập nên chỉ để phục vụ cho việc quản lý các hoạt động của người chủ McDonald’s.

Đầu năm nay, 2013, McDonald’s chính thức vào Việt Nam và đang chuẩn bị cho những chiến lược của mình để cạnh tranh được với KFC, Lotteria hay Jollibee –

những tên tuổi đã đứng vững và chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực đồ ăn nhanh ở Việt Nam.

3.1.2. KFC

Vào thập niên 30 của thế kỉ 20, Colonel Harland Sandner khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho khách hàng dừng chân ở trạm xăng nơi ông làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố bé nhỏ. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó là “buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”. Sau 5 năm, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, năm 1935, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu “Kentucky Colonel” – Đại tá danh dự bang Kentucky. Bốn năm sau đó, những thiết lập ban đầu của ông đã được liệt kê trong danh sách Duncan Hines “Khám phá những món ăn ngon”. Ông đã giới thiệu với thế giới mùi vị sản phẩm sáng tạo nhất của mình năm 1939, công thức nguyên bản của món Gà rán Kentucky. Từ đó hàng triệu người trên thế giới đã rất thích thú đến nhà hàng của ông để thưởng thức các món ăn kèm theo bánh bích quy tươi và nóng.

Sau đó, với sự tự tin vào chất lượng món gà rán của mình, ông đã tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Đến năm 1964, Sander có thêm hơn 600 đại lý được cấp quyền kinh doanh thị gà ở Mỹ và Canada. Cùng năm đó, ông đã chuyển nhượng niềm đam mê của mình cho John Brown, người sau nay là Thống đốc bang Kentucky với giá 2 triệu USD.

BAD(

Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters, thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn mang phong cách quê hương của KFC. Bên cạnh đó, khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Không những vậy, kích thước của hamburger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn, thích hợp hơn với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam. Không những thay đổi kích thức, KFC cũng chú trọng đa dạng hóa và thay đổi thực đơn để thực khách không cảm thấy nhàm chán. Ngoài ra, KFC còn chú ý đến vấn đề sức khỏe, vấn đề đang ngày càng được quan tâm hơn trong xã hội. Việc thay đổi loại dầu rán cũng như chú trọng đến việc lựa chọn kỹ càng nguyên liệu gà sạch đã giúp cho KFC nâng cao được vị thế của mình hơn trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế.

Bản thân sản phẩm KFC truyền thống đã có sự khác biệt với các sản phẩm khác về sự pha trộn giữa mười một loại gia vị. Chính điều này đã tạo nên hương vị đặc biệt cho món gà rán. Cho đến nay, chỉ có một số người đứng đầu điều hành mới được tiếp cận.

Không những chăm chút cho sản phẩm vật chất của mình, dịch vụ cũng là một yếu tố được KFC cố gắng duy trì suốt nhiều năm qua. Khi đến với một cửa hàng ăn, điều người ta mong muốn không chỉ là ăn sao cho ngon, cho rẻ, đặc biệt ở Việt Nam khái niệm đồ ăn nhanh thực sự bị thay đổi nhiều, mà còn mong muốn tìm đến những

dịch vụ vượt trội. Người tiêu dùng hiện nay có thể chấp nhận chi trả nhiều hơn để hưởng những dịch vụ tốt hơn. Cũng như các thương hiệu đồ ăn nhanh khác, KFC cũng nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ đổi với sự phát triển của mình và có những chiến lược cụ thể trong việc tạo điểm khác biệt cho dịch vụ. Có thể kể đến những dịch vụ cơ bản ở KFC như: giao hàng tận nhà, đặt hàng qua mạng, miễn phí wifi, nhận đặt tiệc sinh nhật. Những dịch vụ này tuy không chỉ mỗi KFC có tuy nhiên KFC lại tạo nên điểm khác biệt trong đó. Gần đây, dịch vụ giao hàng “ghét trễ” của KFC đã gây được sự chú ý đối với nhiều người. KFC cam kết giao hàng trong vòng 30 phút đến một số khu vực kể từ khi khách hàng gọi điện đến tổng đài. Đây là một chương trình khá tiện dụng trong thời đại ngày nay, khi mà con người trở nên hối hả trong mọi hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, hạn chế của dịch vụ này là chưa có khả năng áp dụng đồng bộ bởi trở ngại mạng lưới giao thông của Việt Nam, đặc biệt vào giờ cao điểm. Còn về dịch vụ tổ chức tiệc tại KFC, nhiều người đã từ bỏ ý định sau khi tham khảo chương trình của dịch vụ. Dịch vụ này chưa thực sự hoàn thiện bởi việc tổ chức còn thiếu hấp dẫn.

H

Trong những năm đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, khi mà người dân còn quá xa lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó, KFC sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Khi đã có đủ số khách hàng trung thành sẽ tiến hành tăng giá. Và thực sự là chiến lược này có hiệu quả khi năm 2006 KFC bắt đầu có lời và số lượng khác hàng và khách hàng trung thành tăng vọt. đi cùng với sự cạnh tranh trên thị trường của các hãng Lotteria hay Jollibee, KFC có những ý tưởng cạnh tranh mới lạ, cùng những hoạt động đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc các sự kiện lễ hội, tết mang nhiều ý nghĩa.

A%

KFC mở rộng mạng lưới của mình khắp cả nước, trong đó chủ yếu là các thành phố lớn, nơi thuận tiện đi lại, dân số độ tuổi thanh niên tập trung cao. Với mục tiêu thị trường nhắm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. Dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ khá cao, hơn thể nữa, giới trẻ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi. KFC còn quan tâm đến thị trường là trẻ em thông qua chương trình tiếp thị giành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này. Trong khi thức ăn nhanh ở nước ngoài được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp, khác hàng chủ yếu mua về nên nhiều công ty không cần đến mặt bằng quá lớn. Song ở Việt Nam, người dân chưa quen với phong cách này, do đó thức ăn nhanh ở Việt Nam vẫn mang nặng tính chất nhà hàng. Sự tiếp nhận tương đối dễ dàng của giới trẻ dẫn dần đã trở thành trào lưu mới,

xu hướng mới, một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động của giới trẻ. Chính vì vậy mà sản phẩm KFC ngày càng được nhiều người biết đến.

Việc KFC luôn chọn địa điểm tại các ngã tư là một minh chứng cho việc muốn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Như đã nói ở trên, KFC tập trung vào giới trẻ, dân số độ tuổi dưới 30, và mang nặng tính chất nhà hàng, do đó không thể thiếu cảnh đẹp để thực khác có thể vừa ngồi ăn vừa nói chuyện ngắm nhìn đường phố. Không những vậy, việc đặt cửa hàng tại các ngã tư cũng giúp KFC thu hút khách hàng hơn với màu đỏ đặc trưng của mình. Tuy nhiên, việc đặt cửa hàng tại các ngã tư đôi khi cũng gây nên khó khăn cho KFC, đặc biệt là trong giờ cao điểm.

I<

Mỗi một dịp lễ, những ngày đặc biệt trong năm, KFC thường có những ưu đãi khuyến mãi giành cho khách hàng. Thậm chí cả ngày thường, KFC cũng có một số những chương trình khuyến mãi nhất định.

KFC đã lựa chọn thị trường mục tiêu tương đối tốt, tuy nhiên thị trường đồ ăn nhanh ở Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng chưa được khai thác, Thức ăn nhanh không chỉ có gí trị với những đối tượng, những vùng miền mà KFC đã xác định và đang tập trung mà còn có giá trị rộng hơn. Về lứa tuổi, KFC cũng như các hãng khác đều không chú trọng đến lượng khách hàng ở độ tuổi lớn hơn 30 tuổi. Trên thực tế, có rất nhiều người trên 30 đang là khách hàng trung thành của KFC. Đây là một đoạn thị trường đang bị bỏ ngỏ, nếu có chiến lược marketing phù hợp thì sẽ là một phân đoạn thị trường có hiệu quả. KFC nói riêng, cũng như các thương hiệu khác nói chung, phạm vi địa lý mà các thương hiệu tâm trung vào vẫn chỉ là những thành phố lớn, chưa quan tâm đến những thành phố với nền kinh tế mới phát triển trong cả nước. Những nơi như vậy, với các khu công nghiệp mới cũng là một thị trường tiềm năng. Tuy rằng có thể mức thu nhập của người lao động không cao nhưng đồ ăn nhanh đôi khi khá phù hợp với họ trong điều kiện hay phải làm thêm giờ, không có thời gian nấu ăn ở nhà. Cũng như một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở ngoài miền Bắc cũng chưa có mấy sự xuất hiện của đồ ăn nhanh. Đặc biệt đối với một thương hiệu lâu năm ở Việt Nam như KFC.

3.1.3. Phở 24

Tập đoàn An Nam là tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước, có nhiều chi nhánh riêng biệt như: Annam Fine Food – công ty phân phối thực phẩm An Nam, Gourmet Shop – cửa hàng thực phẩm cao cấp, The Warehouse – cửa hàng rượu Á Châu, Annam Prestige – nhập khẩu và phân phối các loại nước hoa nổi tiếng, Annam Hospitality Equipment – nhà cung cấp thiết bị chuyên dùng cho khách sạn, nhà hàng và các sản phẩm độc quyền khác thuộc công ty An Nam.

Tháng 6 năm 2003, cửa hàng Phở 24 đầu tiên được mở ở số 5 Nguyễn Thiệp, đối diện khách sạn Sheraton Sài Gòn, và dần dần nổi tiếng với khách du lịch và người dân về quán phở có ý tưởng mới lạ, độc đáo. Đến tháng 12 năm 2004, Phở 24 mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội – nơi quy tụ nhiều cửa hàng phở có tiếng – được mệnh danh như “Thủ đô phở”.

Đến đầu năm 2005, Phở 24 mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, theo sau đó là ở Hà Nội rồi đến Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.... Tháng 7 cùng năm đã đánh dấu cột mốc quan trọng của Phở 24 khi mở cửa hàng đầu tiên ở Jakarta, cột mốc để Phở 24 vươn ra thế giới, quảng bá hình ảnh cho phở Việt. Sau đó một năm là các cửa hàng nhượng quyền xuất hiện ở Manila. Tháng 3 năm 2009, tổng số cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam và nước ngoài đã đạt đến con số 70 sau 6 năm đi vào hoạt động. Đến tháng 8, những cửa hàng Phở 24 xuất hiện ở Hồng Kong, Macau, rồi sau đó ở London vào tháng 12.

Phở 24 là một thương hiệu thành công và nổi bật trong kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Phở 24 đã mang đến một hình ảnh mới cho món ăn truyền thống của Việt Nam trong mắt người nước ngoài cũng như những người con xa xứ.

Hình ảnh những gánh bán phở dạo ngày xưa

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Phở thường được người dân coi là món quà sáng hay bữa tối nhanh chóng, cũng như những bữa ăn đêm với bạn bè người thân.

Những quán phở vỉa hè ngày nay

Trong con mắt người nước ngoài, những quán phở Việt Nam thường như hình, đôi khi trông mất vệ sinh, nhiều người tò mò không hiểu tại sao nhìn như vậy mà nhiều người vẫn ăn ngon lành. Đặc biệt là đôi khi ồn ào, tiếng quát tháo khắp cửa hàng nhưng không ai kêu ca gì, cũng như kể cả có ruồi trong bát thì mọi người cũng gạt ra và ăn tiếp.

Phở 24 mở ra, với những quy định nghiêm ngặt đã thực sự cải thiện quán phở Việt trong con mắt người nước ngoài. An toàn vệ sinh: cửa hàng tuân thủ một quy trình chế biến nghiêm ngặt để luôn đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm cũng như sự

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh đối với chuỗi giá trị cửa hàng đồ ăn nhanh (Trang 55 - 64)