Môi trường toàn cầu

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh đối với chuỗi giá trị cửa hàng đồ ăn nhanh (Trang 34 - 36)

Với sự xuất hiện của pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam, một khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho nhượng quyền thương mại đã ra đời và thúc đẩy sự phát triển đáng kể của lĩnh vực này. Trong 5 năm kể từ khi có pháp luật riêng về nhượng quyền, số lượng hệ thống nhượng quyền tại Việt Nam đã gia tăng đáng kể , trong đó có nhiều thương hiệu nổi tiếng đến từ các quốc gia khác nhau như: Subway, Gloria Jean’s Coffees, Catridge World và The Body Shop. Các hệ thống nhượng quyền thương mại tồn tại trước năm 2006 như KFC, Jollibee, Lotteria và Phở 24 phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong giai đoạn này. Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 96 hệ thống nhượng quyền, bao gồm 78 nhà nhượng quyền nước ngoài và 18 nhà nhượng quyền nội địa. Cho dù so với các nước khác như Mỹ, Úc, Trung Quốc, quy mô lĩnh vực nhượng quyền thương mại tại Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, nhưng sự phát triển của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam từ năm 2006 là rất ổn định, trong đó có sự tăng lên nhanh chóng của các hệ thống nhượng quyền nước ngoài. Tỷ lệ tăng trưởng hệ thống nhượng quyền nước ngoài hàng năm là 50%, ngoại trừ có thời điểm thấp hơn nhiều (vào năm 2010) do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một loạt các thương hiệu nổi tiếng đã mở rộng kinh doanh tới Việt Nam trong thời gian này, bao gồm Cartridge World, Gloria Jean’s Coffees, BBQ Chicken, Pizza Hut, Domino’s pizza and Hard Rock Coffee.

Việt Nam cũng hấp dẫn các nhà nhượng quyền trong nước cũng như nước ngoài bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, ngoài ra còn bởi dân trí cao và dân số trẻ, lực lượng lao động trẻ và yêu thích kinh doanh, cũng như tầng lớp tiêu dùng mới nổi. Khoảng 65% của hơn 90 triệu dân số dưới 35 tuổi. Khoảng 83% dân số duới 40 tuổi – đam mê nghề nghiệp và kinh doanh, cũng như đầy tham vọng – cùng với thị hiếu tiêu dùng ngày càng tăng ở Việt Nam về thực phẩm, đồ uống phương Tây và các thương hiệu hàng tiêu dùng tốt.

Nhiều thách thức cho các nhà nhượng quyền đến từ môi trường thương mại ở Việt Nam – cơ sở hạ tầng, xây dựng, giao thông yếu kém cho tới hiểu biết ít ỏi của người dân và doanh nghiệp về nhượng quyền. Đối với các công ty nội địa, thách thức còn đến từ sự thiếu kinh nghiệm kinh doanh và quản lý. Hầu hết các hệ thống các cửa hàng đồ ăn nhanh nội địa, ít nhất cho đến nay, được xây dựng, theo mô hình nhượng quyền thiếu toàn diện – “nhượng quyền phân phối sản phẩm và thương hiệu”. Điểm yếu lớn nhất dễ nhận thấy ở đây là sự thiếu nhất quán của hệ thống. Một chuyên gia tư vấn ở Việt Nam cho rằng các công ty của Việt Nam không thể thực hiện được mô hình nhượng quyền toàn diện bởi họ thiếu vốn, quản lý và kiểm soát kém, hoặc không đủ tiêu chuẩn hóa quy trình nhượng quyền và thương hiệu hay chưa có những mô hình và chiến lược kinh doanh phù hợp.

Như đã nói ở trên khi đề cập đến nhượng quyền thương mại, việc thiếu kiến thức là rào cản khá lớn đối với những doanh nghiệp Việt Nam, không những làm xấu đi hình ảnh nhượng quyền mà còn làm công việc kinh doanh của bản thân gặp khó khăn. Đôi khi bên nhận quyền không hiểu rõ tầm quan trọng của mình cho nên sau một thời gian đầu nhượng quyền, hình ảnh của thương hiệu đó không còn được đẹp như ban đầu trong mắt người tiêu dùng. Trong giai đoạn ban đầu của việc chuyển nhượng, bên nhận quyền phải có trách nhiệm học hỏi và thực hiện đúng những gì nhận được từ phía công ty nhượng quyền. Điều này có vẻ đơn giản nhưng hoàn toàn ko dễ thực hiện vì điều chắc chắn sẽ có phát sinh rất nhiều cảm xúc như nôn nóng, vui vẻ quá, lo lắng, chán nản...khi những thành công ban đầu hay những thử thách phát sinh. Hoàn cảnh này có thể khiến cho bên nhận nhượng quyền bắt đầu có những hoạt động làm riêng theo cách của mình, đây là những tiền lệ nguy hiểm dẫn đến thất bại cho chính họ. Cảm xúc lớn nhất lúc bấy giờ là nỗi sợ hãi. Nó là cảm giác tự nhiên của rất nhiều người mua nhượng quyền khi bắt đầu một sự nghiệp mới. Đó là nỗi sợ về sự thành công hay thất bại của công việc kinh doanh. Có những trường hợp nỗi sợ hãi của bên nhận quyền lên đến cùng cực và họ bắt đầu phá vỡ một số nguyên tắc của hợp đồng. Đây là thời điểm mà bên nhượng quyền cần thông tin rõ cho đối tác rằng “đây là một trận đấu” mang tính đồng đội, thay vì sợ hãi họ cần tập trung thật nhiều thời gian và sức lực cùng làm việc với doanh nghiệp nhượng quyền, thực hiện đúng hướng dẫn để đảm bảo thành công.

Đối với những người đang cảm thấy rất mới với mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền thì sự sợ hãi này là điều không thể tránh khỏi, và có thể là do lần đầu tiên làm chủ. Họ có thể thiếu một số kỹ năng cơ bản để vận hành một đơn vị kinh doanh độc lập như: thiếu kinh nghiệm tuyển dụng lao động, quản lý nhân sự, thiếu kinh nghiệm để thực hiện nhiều công việc và trách nhiệm cùng một lúc, đối phó với các sự cố phát sinh trong vận hành, và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng. Do đó, cảm xúc này là điều tự nhiên. Khi thiếu kỹ năng, họ suy nghĩ đến nhiều thứ có thể gây thiệt hại cho tình hình kinh doanh của mình.

Nhìn tư quan điểm của một công ty nhượng quyền chuyên nghiệp thì đây là điểm tích cực để bắt đầu. Nếu bên nhượng quyền luôn ở bên cạnh bên nhận quyền, luôn kịp thời hỗ trợ trong thời gian đầu thì bên nhượng quyền đã nắm được cơ hội quan trọng để xây dựng niềm tin và uốn nắn bên nhận quyền đi vào quỹ đạo cần thiết có lợi cho cả hai bên. Trong một số trường hợp, nếu bên nhận quyền quá tự tin cũng là điều bất lợi. Họ có thể giải quyết cáo vấn đề theo cách của họ, tạo ra những rủi ro hệ thống tiềm năng mà khi phát hiện ra bên nhượng quyền không thể điều chỉnh được nữa.

Trong khi bên nhận quyền đang cố gắng làm tốt công việc của họ, bên nhượng quyền cần bảo đảm chủ cửa hàng nhượng quyền nhận đầy đủ sự hỗ trợ để phát triển

Những người muốn vào mới (cạnh tranh tiềm ẩn)

Áp lực của các nhà cung ứng Áp lực của

người mua Doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh hiện tại

Sản phẩm, dịch vụ thay thế

kinh doanh thành công. Những nhiệm vụ quan trọng của bên nhượng quyền bao gồm: thực hiện hành động “cắt dây rốn” một cách nhanh chóng, có một số trường hợp bên nhượng quyền dành quá nhiều thời gian tại cửa hàng nhượng quyền mà kết quả vẫn không tốt hơn, vì lúc đó bên nhận quyền sẽ ỷ lạ và không tự phát triển được; cần cung cấp một chương trình đào tạo thật chi tiết và đầy đủ nhất; luôn có đội ngũ vận hành sẵn sàng hướng dẫn bên nhận quyền giải quyết những bất ngờ phát sinh trong quá trình vận hành; có kế hoạch tái đào tạo cho bên nhận quyền trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, còn có thể hỗ trơ các kế hoạch tiếp thị địa phương để nâng cao doanh số, các cấp quản lý luôn thường xuyên viếng thăm cửa hàng để xem xét và khuyến khích sự tiến bộ. Một khi mỗi bên thực hiện đúng trách nhiệm của mình, sự sợ hãi sẽ trôi qua nhanh chóng.

Có thể nói rằng, ngày khai trương cửa hàng đầu tiên đối với một doanh nghiệp nhượng quyền mới là thời điểm đặt viên đá cho một chặng đường dài tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh đối với chuỗi giá trị cửa hàng đồ ăn nhanh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w