Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh đối với chuỗi giá trị cửa hàng đồ ăn nhanh (Trang 46)

Đối với người Việt Nam, đồ ăn nhanh chỉ là ăn khi không có nhiều thời gian, ví dụ như sinh viên hay dân văn phòng. Sinh viên không có nhiều thời gian giữa các tiết học cũng như việc phải đi học từ sáng sớm, hay học thêm, đi làm thêm đến muộn mới về. Những lúc như vậy, đồ ăn nhanh là giải pháp hữu hiệu. Vài năm trước, khi những thương hiệu đồ ăn nhanh tiến vào Việt Nam, cái giá khi đó để có thể mua được một suất ăn là khá đắt so với một sinh viên – bố mẹ trợ cấp hàng tháng. Đương nhiên ở đây chúng ta không đề cập đến những sinh viên gia đình khá giả. Bởi lẽ, đối với những sinh viên đó, họ không phải lo lắng về cơm áo, gạo tiền, đi làm thêm để giúp đỡ bố mẹ ở quê, do đó việc bỏ ra một khoản tiền như vậy là chuyện bình thường. Khi xét theo mặt bằng chung sinh viên lúc đó, việc đi ăn ở những hàng quán ven đường là lựa chọn tối ưu, điều kiện giá cả được đưa lên đầu tiên còn chất lượng thì đôi khi xếp sau một vài yếu tố khác. Chỉ khi nào có sự kiện đặc biệt hay sinh nhật bạn bè, thì sinh viên thời đó mới quyết định đi ăn sang hơn một chút. Những đồ ăn mang hơi hướng phương Tây lúc đó thực sự khó khăn để tìm được chỗ đứng của mình trong lòng người dân. Tuy nhiên, việc chuyển sang ăn những thứ như KFC hay hamburger vẫn được người dân đưa vào so sánh với những món ăn truyền thống của đất nước. Còn ngày nay, khi đi vào bất kỳ một cửa hàng đồ ăn nhanh nào, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp khách hàng trong đó chủ yếu là học sinh sinh viên. Điều này có thể kể đến mức sống người dân ngày càng tăng thêm. Ngoài ra, giá thành của đồ ăn nhanh cũng đã giảm hơn so với thời điểm mới vào thị trường Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của đồ ăn nhanh du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, những thương hiệu Việt cũng đang nổi lên như là một minh chứng cho sự phát triển tất yếu, Việt Nam cũng có burger Việt Nam. Chắc hẳn mọi người đã không còn xa lạ với VietMac, thương hiệu gắn liền với sản phẩm cơm kẹp “made in Vietnam”. Ngoài ra còn có Phở 24, bánh mỳ TA, hay chuỗi cửa hàng K-Do của công ty Bánh Kinh Đô Sài Gòn.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh đối với chuỗi giá trị cửa hàng đồ ăn nhanh (Trang 46)