Hiệu quả Chƣơng trình

Một phần của tài liệu Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn tại tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Hiệu quả Chƣơng trình

3.3.2.1. Về chủ trương:

Việc tiếp tục thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn III luôn đƣợc sự đón nhận đồng tình ủng hộ của nhân dân vùng miền núi nói chung, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Sau gần 5 năm tổ chức thực hiện chƣơng trình và từ kết quả đạt đƣợc đã khẳng định tính đúng đắn về chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thôn, bản ĐBKK, thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững đối với vùng đồng bào các dân tộc. Đây là một chính sách lớn, đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng nhiều, thiết thực, cơ chế chính sách rõ ràng, đơn giản dễ thực hiện, không còn cơ chế xin cho; phân cấp mạnh cho cơ sở, huyện và xã làm chủ đầu tƣ, từ đó nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và cộng đồng tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân. Quán triệt mục tiêu, yêu cầu của chƣơng trình, các cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở đã xác định việc triển khai thực hiện chƣơng trình là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phƣơng, nhiều địa phƣơng có cách làm sáng tạo, vận dụng một cách sát thực tế, nên tiến độ, chất lƣợng chƣơng trình ngày càng cao...

3.3.2.2. Về phát triển kinh tế - xã hội:

Chƣơng trình 135 giai đoạn III thực sự là một đòn bẩy kinh tế, có tác động sâu sắc mang lại hiệu quả nhiều mặt về đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Sau gần 5 năm thực hiện cơ sở vật chất ở các xã, thôn bản ĐBKK đƣợc tăng cƣờng và đã làm nên sự thay đổi lớn ở nhiều địa phƣơng. Chƣơng trình đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 1.178 công trình cơ sở hạ tầng, bình quân cho mỗi xã ĐBKK từ 5 - 6 công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; Đã hỗ trợ cho

49

gần 60.545 hộ có điều kiện mua máy móc, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, vật tƣ nông nghiệp phát triển sản xuất và chăn nuôi.

3.3.2.3. Về xoá đói giảm nghèo:

Đã có sự tác động mạnh mẽ, thiết thực và trực tiếp đến cuộc sống của từng ngƣời dân trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng và tích cực, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Tốc độ xoá đói giảm nghèo ở các xã ĐBKK giảm nhanh từ 34,23% năm 2011, xuống 18,12% cuối năm 2014, bình quân mỗi năm giảm 4,92 %/năm. Ngoài những kết quả cụ thể về xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động về văn hóa, giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc miền núi cũng đƣợc cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị ở cơ sở đƣợc củng cố, đội ngũ cán bộ xã, thôn bản đƣợc nâng lên.

3.3.2.4. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng chiến lược xung yếu:

Hầu hết các xã thuộc Chƣơng trình 135 nằm trong địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có điều kiện khó khăn phức tạp về nhiều mặt. Trƣớc đây đời sống nhân dân khó khăn, nạn phá rừng làm nƣơng rẫy khá phổ biến, tệ nạn xã hội gia tăng, là nơi bọn phản động lợi dụng tôn giáo truyền đạo trái phép, tuyên truyền phản động, kẻ xấu xúi dục dân di cƣ tự do, gây phá hoại nhiều mặt, trong khi đó tổ chức cơ sở Đảng, Hệ thống chính trị, Bộ máy Quản lý Nhà nƣớc ta bộc lộ nhiều mặt yếu kém, ngƣời dân thiếu chỗ dựa, giảm lòng tin.

Cùng với việc thực hiện các chính sách thông qua Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và với việc thực hiện đồng bộ các dự án thành phần của Chƣơng trình 135 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và trình độ dân trí. Đã nâng cao một bƣớc về trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, chính quyền cơ sở xã, thôn, bản và nâng cao năng lực của

50

cộng đồng các dân tộc thông qua việc tham gia quản lý, xây dựng và giám sát chƣơng trình, góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh quốc phòng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và củng cố lòng tin của nhân dân vào đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, tăng cƣờng tình đoàn kết giữa các dân tộc.

3.3.2.5. Góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước:

Chƣơng trình 135 đã đƣợc sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, trách nhiệm của nhân dân cả nƣớc, đặc biệt là đã trực tiếp nâng cao một bƣớc về đời sống vật chất và tinh thần cho hơn 64 vạn đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; thu hút đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội từ Trung ƣơng đến cơ sở; kinh tế - xã hội các xã ĐBKK có bƣớc phát triển mạnh, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh; giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền của tỉnh, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tăng cƣờng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc vào đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn tại tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)