5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Quản lý công tác thực hiện Dự án
- Đối với hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng: Công tác quản lý đầu từ xây dựng công trình từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, tổ chức xây dựng, giám sát đến nghiệm thu, bàn giao có nhiều tiến bộ tuân thủ theo đúng các quy định của nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ xây dựng. Công tác lập thẩm định và phê duyệt dự án tại các huyện cơ bản đúng quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hƣớng dẫn, thực hiện lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và lập dự án đầu tƣ, tổ chức thẩm định và phê duyệt cơ bản theo trình tự quy định về hƣớng dẫn một số nội dung
42
về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình và quản lý chất lƣợng công trình, nghiệm thu, thanh toán, lập hồ sơ hoàn công thực hiện theo các quy định.
+ Kết quả thực hiện trong giai đoạn (2012 - 2015): Hoàn thành xây dựng và bàn giao đƣa vào sử dụng đƣợc 1.178 công trình. Trong đó xã khu vực III là 460 công trình (bình quân 1.000 triệu đồng/công trình); thôn bản ĐBKK xã khu vực II là 718 công trình (bình quân 200 triệu đồng/công trình).
Biểu 3.5: Kết quả và cơ cấu đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng Hạng mục Số công trình Tỷ trọng công trình (%)
Tổng số 1.178 100
Công trình Giao thông 745 63,25
Công trình Thủy lợi 201 17,06
Công trình nƣớc sạch 20 1,7
Công trình giáo dục 55 4,67
Nhà văn hóa 123 10,44
Công trình y tế 16 1,36
Trạm thiết bị truyền thanh 1 0,08
Công trình trợ 16 1,36
Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa.
Qua biểu tổng hợp trên ta thấy tỷ trọng các công trình đầu tƣ trên địa bàn các xã ĐBKK của Chƣơng trình chủ yếu dành cho giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, giáo dục. Trong giai đoạn (2012 - 2015) đã đầu tƣ đƣợc 745 công trình giao thông (chiếm 63,25% công trình các loại), tiếp theo là công trình thủy lợi 201 công trình (chiếm 17,06% công trình các loại), thấp nhất là công trình trạm thiết bị truyền thanh (chiếm 0,08%). Nếu chỉ nhìn vào số liệu của biểu tổng hợp trên để đánh giá thì sẽ thấy bất hợp lý, song nếu xem xét
43
trong điều kiện cụ thể về cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã ĐBKK thì ta sẽ thấy cơ cấu đầu tƣ trên là đúng mục tiêu và phù hợp với điều kiện thực tế.
Những kết quả trên đã góp phần nâng cao nhanh đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc miền núi, vùng ĐBKK. So với mục tiêu Chƣơng trình 135, nhiều chỉ tiêu về xây dựng công trình hạ tầng đã đạt đƣợc: Kết quả trên đã đạt đƣợc phần lớn các mục tiêu của chƣơng trình đặt ra, tuy nhiên còn một số mục tiêu chƣa đạt đƣợc cần phải tiếp tục đầu tƣ, nhất là công trình cấp nƣớc sinh hoạt, công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất,...
- Đối với hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất: Công tác quản lý lựa chọn công khai, dân chủ từ thôn, bản trên cơ sở tự nguyện, gồm những hộ nghèo, cận nghèo và những hộ khác có uy tín đang sinh sống trên cùng địa bàn, có kinh nghiệm trong sản xuất, có khả năng hƣớng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vƣơn lên thoát nghèo. Có cam kết và quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện kế hoạch, dự án sản xuất đã đƣợc xác định và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
+ Kết quả thực hiện giai đoạn (2012 - 2015) [11]: Các huyện thuộc chƣơng trình đã triển khai mua, hỗ trợ cho nhân dân đƣợc: 2.384 con Trâu, con Bò; 32.006 con Ngan Lai; 4.460 con vịt; 3.820 con Lợn Nái, 2.006 con Dê; 303 con Nhím; 17 đàn Ong; 03 con Dúi; 13.982 con Gà; 571.106 kg Lúa lai các loại; 42.330 kg Ngô Lai; 252.737 giống cây Xoan + Lát + Chè; 40.045 cây ăn quả; 3.612 kg thức ăn Công nghiệp; 51.825 kg Vôi bột; 3.193.252 Phân bón các loại; 589 Bình phun thuốc trừ sâu; 579 Máy móc nông cụ sản xuất; 4.290 lọ thuốc Vác Xin và 21.183.800 đồng thuốc bảo vệ thực vật.
- Đối với hợp phần duy tu, bảo dƣỡng công trình: Công tác duy tu, bảo dƣỡng công trình sau đầu tƣ đã đƣợc quan tâm hơn, nguồn kinh phí hàng năm mặc dù không nhiều nhƣng cũng khắc phục đƣợc những hạn chế trong việc
44 xuống cấp của các công trình sau đầu tƣ.
+ Kết quả thực hiện giai đoạn (2012 - 2015) [11]: Các xã, huyện thuộc chƣơng trình đã duy tu, bảo dƣỡng đƣợc 115 công trình bàn giao đƣa vào sử dụng và thanh toán xong nguồn vốn đƣợc giao
* Tuy nhiên công tác quản lý Dự án còn có một số tồn tại, hạn chế:
- Quản lý công tác khảo sát xây dựng: Công tác khảo sát thiết kế chƣa phù hợp dẫn đến một số công trình phải thay đổi thiết kế cho phù hợp với mặt bằng thực tế; dẫn đến khi thi công có nhiều phát sinh làm tăng giá trị công trình.
- Quản lý công tác thiết kế, dự toán: Công tác lập, thẩm tra thiết kế rà soát chƣa đƣợc chặt chẽ dẫn đến một số công trình còn chênh lệch khối lƣợng làm gia tăng giá trị công trình; công tác lập và thẩm định phê duyệt dự toán chƣa chính xác có sự sai lệch về đơn giá dẫn đến sai lệch dự toán đƣợc duyệt.
- Quản lý công tác giám sát, quản lý chất lƣợng công trình: Chủ đầu tƣ và đơn vị tƣ vấn giám sát chƣa thực hiện tốt công tác giám sát dẫn đến việc nhà thầu thi công chƣa thi công đúng so với thiết kế đƣợc duyệt.
- Quản lý công tác lựa chọn mục tiêu hỗ trợ sản xuất: Nhiều địa phƣơng việc lựa chọn mục tiêu để hỗ trợ phát triển sản xuất còn sơ xài, hình thức, không lấy ý kiến của dân, áp đặt từ trên xuống từ đó dẫn đến việc hỗ trợ không đúng mục đích, nguyện vọng của ngƣời dân, gây thất thoát nguồn vốn.
- Quản lý công tác nghiệm thu, thanh quyết toán: Nghiệm thu, thanh quyết toán sai khối lƣợng, đơn giá, định mức đối với khối lƣợng xây lắp; nghiệm thu, thanh toán đối với những hạng mục chƣa đầy đủ hồ sơ nghiệm thu khối lƣợng xây lắp hoàn thành theo quy định; Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ của Chủ đầu tƣ thực hiện chậm so với các quy định của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành, tại thời điểm kết thúc kiểm toán đơn vị mới
45
đang trong quá trình lập báo cáo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2.4. Quản lý công tác kiểm tra, giám sát Chương trình
Cơ quan thƣờng trực của Tỉnh, các Sở, ban ngành thành viên Ban chỉ đạo chƣơng trình, trên cơ sở nhiệm vụ đƣợc phân công đã chủ động phối hợp với UBND các cấp kiểm tra, đánh giá tình hình tại các huyện, xã, đồng thời uốn nắn điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh.
Ngoài ra các cơ quan giám sát, kiểm tra nhƣ Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Uỷ ban Dân tộc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh thƣờng xuyên đi kiểm tra, sau các đợt kiểm tra, thanh tra đều có nhận xét: các dự án, công trình đƣợc đầu tƣ trên địa bàn các xã, thôn, bản 135 cơ bản phát huy hiệu quả; công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong Tỉnh. Qua công tác kiểm toán đã xử lý thu hồi nộp ngân sách Nhà nƣớc và đã chỉ ra đƣợc những thiếu sót trong công tác tổ chức triển khai thực hiện, các đơn vị đƣợc kiểm toán đã nghiêm túc chấp hành kiến nghị của Kiểm toán nhà nƣớc.
* Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát còn bộc lộ một số hạn chế:
- Công tác quản lý chỉ đạo của một số huyện, xã chƣa quyết liệt, công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát thi công chƣa chặt chẽ, sâu sát, còn buông lỏng, phó mặc cho cơ sở cấp dƣới; một số huyện chƣa quan tâm giúp đỡ các xã làm chủ đầu tƣ trong triển khai thực hiện chƣơng trình; cá biệt có huyện rút tất cả công trình xã đang làm chủ đầu tƣ về cho huyện làm chủ đầu tƣ dẫn đến tình trạng xã không (hoặc) chậm phối hợp với huyện tham gia lựa chọn công trình, buông lỏng công tác giám sát cộng đồng dẫn đến tiến độ thực hiện rất chậm.
- Chƣa xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các Chủ đầu tƣ, đơn vị dự toán để xem xét, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chƣơng trình, việc tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chƣơng trình chƣa
46 thực sự đầy đủ, kịp thời.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát trong việc giải ngân, thanh toán đối với giá trị đầu tƣ xây dựng hoàn thành ở một số huyện còn chƣa chặt chẽ.
3.2.5. Quản lý công tác sau đầu tư
Công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dƣỡng công trình sau đầu tƣ đã đƣợc quan tâm hơn. Các đơn vị đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc quản lý, khai thác, sử dụng công trình một cách hiệu quả và bền vững. Một số mô hình phát triển sản xuất đã đƣợc chú trọng hơn, phù hợp với thế mạnh và tiềm năng của địa phƣơng. Từ đó nâng cao đƣợc tuổi thọ công trình cũng nhƣ các mô hình phát triển sản xuất, giúp đồng bào miền núi thoát nghèo nhanh và bền vững.
* Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số mặt hạn chế:
- Kinh phí Trung ƣơng cấp cho hoạt động duy tu, bảo dƣỡng hàng năm thấp, trong khi nguồn kinh phí địa phƣơng hầu nhƣ không có; do đó sự xuống cấp của công trình vẫn còn xảy ra ở nhiều huyện.
- Cơ chế quản lý vận hành, nhất là cơ chế tài chính chƣa phù hợp.
- Mô hình quản lý và khai thác các công trình ở các địa phƣơng sau đầu tƣ chƣa hiệu quả và thiếu bền vững; nhiều địa phƣơng chƣa ban hành quy chế quản lý, vận hành công trình sau đầu tƣ.
- Trách nhiệm của ngƣời dân trong công tác quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát công trình chƣa cao. Nhiều nơi đã đầu tƣ công trình với chất lƣợng tốt nhƣng việc sử dụng và quản lý công trình của ngƣời dân còn nhiều hạn chế.
3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý thực hiện Chƣơng trình
3.3.1. Những thành tựu cơ bản
47
đƣợc kiện toàn qua từng giai đoạn; cấp tỉnh, huyện đều thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban; thành viên là các Sở, ban ngành cấp tỉnh và các phòng, ban liên quan thuộc UBND các huyện, từ đó đã nâng cao ý thức trong việc quản lý điều hành thực hiện chƣơng trình; UBND cấp tỉnh, huyện đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý thực hiện chƣơng trình, nhƣ: quy định về quản lý, khai thác công trình; quy định về cơ chế hỗ trợ đầu tƣ, chính sách khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ xây dựng công trình.
- Quản lý công tác lập kế hoạch, phê duyệt vốn đầu tƣ chƣơng trình đƣợc chú trọng hơn, không lập kế hoạch vốn đầu tƣ dàn trải mà tập trung chỉ đạo dứt điểm từng mục đầu tƣ, tránh đƣợc tình trạng kéo dài thời gian thực hiện các hợp phần của chƣơng trình và thất thoát nguồn vốn đầu tƣ.
- Quản lý công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn, cấp phát vốn đầu tƣ cho chƣơng trình đƣợc điều chỉnh phù hợp với thực tế.
- Quản lý công tác đầu tƣ xây dựng công trình: Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ cấp xã, cấp thôn bản, nơi trực tiếp đƣợc hƣởng lợi từ chƣơng trình.
- Quản lý đối với công tác kiểm tra, giám sát chƣơng trình nhƣ phòng chống tham nhũng, chống tiêu cực trong thực hiện chƣơng trình đƣợc chú trọng hơn qua công tác kiểm toán hàng năm tại các đơn vị thực hiện chƣơng trình. Qua kiểm toán đã nhìn nhận ra những mặt thiếu sót để điều chỉnh việc quản lý điều hành chƣơng trình ngày càng tốt hơn.
- Quản lý công tác vận hành công trình sau duy tu: Các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, vận hành công trình sau đầu tƣ thƣờng xuyên đƣợc tổ chức, giúp công trình có tuổi thọ dài hơn và phục vụ tốt hơn cho đồng bào miền núi.
48
3.3.2. Hiệu quả Chƣơng trình
3.3.2.1. Về chủ trương:
Việc tiếp tục thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn III luôn đƣợc sự đón nhận đồng tình ủng hộ của nhân dân vùng miền núi nói chung, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Sau gần 5 năm tổ chức thực hiện chƣơng trình và từ kết quả đạt đƣợc đã khẳng định tính đúng đắn về chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thôn, bản ĐBKK, thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững đối với vùng đồng bào các dân tộc. Đây là một chính sách lớn, đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng nhiều, thiết thực, cơ chế chính sách rõ ràng, đơn giản dễ thực hiện, không còn cơ chế xin cho; phân cấp mạnh cho cơ sở, huyện và xã làm chủ đầu tƣ, từ đó nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và cộng đồng tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân. Quán triệt mục tiêu, yêu cầu của chƣơng trình, các cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở đã xác định việc triển khai thực hiện chƣơng trình là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phƣơng, nhiều địa phƣơng có cách làm sáng tạo, vận dụng một cách sát thực tế, nên tiến độ, chất lƣợng chƣơng trình ngày càng cao...
3.3.2.2. Về phát triển kinh tế - xã hội:
Chƣơng trình 135 giai đoạn III thực sự là một đòn bẩy kinh tế, có tác động sâu sắc mang lại hiệu quả nhiều mặt về đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Sau gần 5 năm thực hiện cơ sở vật chất ở các xã, thôn bản ĐBKK đƣợc tăng cƣờng và đã làm nên sự thay đổi lớn ở nhiều địa phƣơng. Chƣơng trình đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 1.178 công trình cơ sở hạ tầng, bình quân cho mỗi xã ĐBKK từ 5 - 6 công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; Đã hỗ trợ cho
49
gần 60.545 hộ có điều kiện mua máy móc, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, vật tƣ nông nghiệp phát triển sản xuất và chăn nuôi.
3.3.2.3. Về xoá đói giảm nghèo:
Đã có sự tác động mạnh mẽ, thiết thực và trực tiếp đến cuộc sống của từng ngƣời dân trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng và tích cực, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Tốc độ xoá đói giảm nghèo ở các xã ĐBKK giảm nhanh từ 34,23% năm 2011, xuống 18,12% cuối năm 2014, bình quân mỗi năm giảm 4,92 %/năm. Ngoài những kết quả cụ thể về xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động về văn hóa, giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc miền núi cũng đƣợc cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị ở cơ sở đƣợc củng cố, đội ngũ cán bộ xã, thôn bản đƣợc nâng lên.
3.3.2.4. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng chiến lược xung yếu:
Hầu hết các xã thuộc Chƣơng trình 135 nằm trong địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có điều kiện khó khăn phức tạp về nhiều mặt. Trƣớc đây đời sống nhân dân khó khăn, nạn phá rừng làm nƣơng rẫy khá phổ biến, tệ nạn xã hội gia tăng, là nơi bọn phản động lợi dụng tôn giáo truyền đạo trái phép, tuyên truyền phản động, kẻ xấu xúi dục dân di cƣ tự do, gây phá hoại nhiều mặt, trong khi đó tổ chức cơ sở Đảng, Hệ thống chính trị, Bộ máy Quản lý Nhà nƣớc ta bộc lộ nhiều mặt yếu kém, ngƣời dân thiếu chỗ dựa, giảm lòng tin.
Cùng với việc thực hiện các chính sách thông qua Chƣơng trình mục