TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG ÁN

Một phần của tài liệu Nhà đa năng chống bão lũ (Trang 76 - 78)

III. Cách tiếp cận, phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu:

3.1 TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG ÁN

Phƣơng án về “Ngôi Nhà Đa Năng Chống Bão Lũ” đƣợc đề xuất là một ngôi nhà gồm có hai phần. Phần nhà cố định và phần nhà nổi. Hai phần này có chức năng khác nhau nhƣng có sự tƣơng tác và hổ trợ nhau.

- Phần nhà cố định có chức năng chống bão, đƣợc thiết kế và xây dựng theo những nguyên tắc đã đƣợc nêu ở mục 2.2.1. Phần nhà nổi có chức năng đối phó vỡi lũ, đƣợc thiết kế và lắp dựng theo những nguyên tắc đã đƣợc nêu ở mục 2.2.2.

- Hai phần của ngôi nhà tuy có hai chức năng khác biệt nhau nhƣng vẩn có sự tƣơng tác qua lại lẩn nhau. Khi làm việc cả hai phần của ngôi nhà sẽ tác động với nhau và cùng hổ trợ cho nhau.

- Phần nhà cố định đƣợc xây trên nền đất, móng nhà đƣợc đặt sâu trong lòng đất. Ngoài chức năng chống bão ra thì phần nhà cố định còn có chức năng bảo vệ phần nhà nổi tránh khỏi sự tác động của thời tiết bên ngoài củng nhƣ giữ cho phần nhà nổi không bị trôi đi khi chịu tác động của dòng chảy của lũ. Điều này làm nâng cao đƣợc tuổi thọ của phần nhà nổi hơn so với những mô hình nhà nổi khác. Ngoài ra phần nhà cố định củng mang lại một lối kiến trúc bên ngoài quen thuộc và thân thiện với mỗi ngƣời dân địa phƣơng.

- Phần nhà nổi đƣợc đặt trong phần nhà cố định. Móng của phần nhà nổi đƣợc đặt trên các đế đở của phần nhà cố định. Ngoài chức năng nổi khi lũ ra thì phần nhà nổi còn có chức năng là làm một hệ khung cứng thay thế những bức tƣờng ngang mà phần nhà cố định cần có để tăng độ cứng không gian cho ngôi nhà và củng là một kết cấu chắc chắn để neo giử phần mái của ngôi nhà khỏi bị gió bão làm tốc. Hơn nữa nó còn giúp cho ngôi nhà giảm đƣợc tiếng ồn, mát mẽ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông vì vật liệu làm nhà nổi là vật liệu cách âm, cách nhiệt. Ngoài ra phần nhà nổi còn tạo ra một lối kiến trúc bên trong hiện đại, sạch sẽ thoàng mát. Có thể dể dàng trang trí trong mổi căn phòng, thoải mái sơn màu, tạo hình và bố trí vật

dụng trong phòng mà không sợ bị giơ nhƣ ở những bức tƣờng xây bằng gạch. Từ đó có thể tạo nên một không gian đẹp đẽ, thoải mái và phù hợp với phong thủy và sở thích của mỗi thành viên trong gia đình.

- Nhƣ vậy với mô hình trên sẽ tạo một sự kết hợp về kiến trúc vừa có sự cổ điển, thân thiện với ngƣời dân vừa có sự hiện đại giúp cho ngƣời dân sống trong ngôi nhà vừa cảm thấy quen thuộc vừa cảm thấy đƣợc sự sang trọng của ngôi nhà.

Hình 3.1 Mặt bằng kiến trúc tầng trệt của ngôi nhà

8300 15400 4700 6200 3100 3100 1200 1050 1050 500 500 500 500 1000 1000 150 1000 1200 1200 1200 2400 2000 5900 100 100 100 800 100 800 1000 1200 2950 2950 2150 2000 2000 2150

Hình 3.2 Mặt bằng tầng mái

Một phần của tài liệu Nhà đa năng chống bão lũ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)