TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI:

Một phần của tài liệu Nhà đa năng chống bão lũ (Trang 25 - 31)

III. Cách tiếp cận, phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu:

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI:

Trên thế giới có những ứng phó khác nhau với bão, lũ lụt tại các quốc gia và các vùng đất khác nhau. Một số ví dụ nhƣ:

Tại khu vực Queensland (Australia) thƣờng bị lụt lội hoành hành, các giới chức chính phủ yêu cầu cƣ dân vùng đất thấp và ven biển hãy đi di tản và những ngƣời đi nghỉ hè không nên đến các vùng đất thấp này. Ngƣời dân ở Brisbane tại bang Queensland làm sạch bùn rác sau khi nƣớc lũ rút khỏi thành phố và lấy lại các đồ dùng, tài sản mắc kẹt bằng cách kéo chúng ra khỏi nƣớc lụt ở những căn nhà của họ. Thông tin lũ lụt đƣợc truyền trên các phƣơng tiện đại chúng.

Đối với các quốc gia giàu có, họ có thể có dƣ thừa nguồn lực tài chính để ứng phó với lũ lụt, có thể tài trợ các dự án chống biến đổi khí hậu quy mô lớn.Ví dụ, tại Hà Lan, mặc dù phần lớn diện tích nằm dƣới mặt nƣớc biển nhƣng với hệ thống đê biển vĩ đại trải khắp vùng đất thấp, ngƣời dân nƣớc này có thể nhìn vào viễn cảnh mực nƣớc biển tăng lên với thái độ khá bình thản. Quốc gia này đã vạch ra các kế hoạch đối phó với tình trạng nƣớc biển dâng lên hơn 2m vào năm 2200. Theo đó, chi phí để tránh một trận lũ tồi tệ nhất có thể xảy ra trong 10.000 năm lên tới 1,5-3 tỉ USD mỗi năm. Mức chi phí này Hà Lan có thể kham nổi. Tuy hàng thế kỷ qua, ngƣời Hà Lan đã miệt mài đắp đê để chống lũ, nhƣng do gần đây khí hậu thế giới có những thay đổi bất thƣờng nên bây giờ ngƣời Hà Lan sẽ học cách sống chung với lũ. Mô hình “nhà lƣỡng cƣ” không giống với mô hình nhà bè ở các nƣớc châu Á, chúng đƣợc xây dựng trên mặt đất cứng và làm bằng những loại gỗ nhẹ, chịu nƣớc, bên cạnh đó phần móng nhà không ăn vào mặt đất và đƣợc thiết kế rỗng để có thể nổi nhƣ một con tàu khi có lũ. Tất cả các đƣờng ống nƣớc, gas, điện và hệ thống thoát nƣớc đƣợc đặt trong những ống cơ động trong những cột neo chính, do đó, có thể đối phó sự biến đổi bất thƣờng của khí hậu bằng cách các ngôi nhà bồng bềnh theo con nƣớc khi nƣớc tràn bờ. Mô hình “nhà lƣỡng cƣ” không phải là giải pháp chỉ cho Hà Lan mà còn dành cho toàn thể châu Âu. Trong vòng 50 năm tới, nếu áp dụng mô hình nhà này thì cả châu Âu có thể giải quyết chỗ ở tại các vùng nƣớc nổi cho hơn 40% số ngƣời thiếu nhà cửa. Ngoài ra, Hà Lan đi đầu trong lĩnh vực thủy xây dựng, một kỹ thuật có thể biến móng của một

tòa nhà thành một cái bể nổi. Cốt lõi của cái bể này là khối vật liệu xốp bọc bê tông và đƣợc bảo vệ chống lại dòng chảy bằng một hệ thống giằng thép. Từng thành phần riêng rẽ đó, cho dù là đƣờng đi, dãy nhà ở hoặc chuồng chăn nuôi gia súc, có thể đƣợc ghép lại với nhau nhƣ trong trò xếp hình Lego thành những khu dân cƣ nổi. Kết cấu đó đƣợc tính toán sao cho có độ bền từ 100 năm trở lên, khi có vấn đề xảy ra với phần móng, từng phần có thể đƣợc tách ra và kéo đến các xƣởng đóng tàu để sửa chữa. Các quốc gia giàu có khác cũng có thể tiến hành các biện pháp tƣơng tự [5].

Hình 1.1 Kiến trúc nhà nổi ở Hà Lan [21]

Đập nƣớc Marina Barrage có thể giúp bảo vệ Singapore khỏi các trận lũ cũng nhƣ tăng khả năng lƣu trữ nƣớc ngọt của quốc gia này [5].

Hình 1.2 Đập nước Marina Barrage [22]

Còn Vƣơng quốc Anh thì xây “rào chắn sông Thêm” (Thames Barrier), một đập nƣớc ngăn lũ lớn thứ 2 thế giới, để bảo vệ thành phố London khỏi cơn lũ tồi tệ nhất có thể xảy ra trong hơn 1 thiên niên kỷ. Trung tâm Khí tƣợng Met Office của Anh cho rằng, đập nƣớc vĩ đại này, cùng với các biện pháp khác, sẽ có thể giúp họ chống sự biến đổi trong thế kỷ này [5].

Hình 1.3 Rào chắn sông Thêm (Thames Barrier) [23]

Trong khi đó, các nƣớc nghèo thƣờng không có đủ tài chính, trình độ kỹ thuật cũng nhƣ thiếu các thể thế chính trị để triển khai những dự án lớn nhƣ thế. Đã vậy, họ lại là những quốc gia chịu nhiều rủi ro hơn từ tình trạng biến đổi khí hậu, do phụ thuộc nhiều vào hoạt động trồng trọt hơn các nƣớc giàu. Do vậy, họ thƣờng phó mặc cho rủi ro hoặc trông chờ viện trợ, kỹ thuật và trợ giúp của các nƣớc khác, trong đó, thƣờng chú trọng đến khả năng thích ứng của cây trồng, vì rằng cây trồng cực kỳ nhạy cảm trƣớc những thay đổi về nhiệt độ hay lƣợng mƣa, nhƣng lại không mấy quan tâm đến đời sống của những ngƣời bị ảnh hƣởng.

Tại Mỹ, ngôi làng nổi Sausalito ở California đƣợc đầu tƣ xây dựng bởi những ngƣời theo chủ nghĩa hippiies trong những năm 60-70, ngôi làng biệt lập thuộc Vịnh San Francisco là nơi tập hợp những con tàu - nhà đông nhất nƣớc Mỹ. Hay Kampong Ayer - làng nổi lớn nhất trên thế giới, có bề dày lịch sử gần 1.500 năm - là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Brunei. Những ngôi nhà trên làng nổi có bề ngoài tuềnh toàng, giản dị, nhƣng bên trong có đầy đủ các trang thiết bị điện tử, điện lạnh…, tƣờng đƣợc

chạm hoa văn, sàn trải thảm và phía trƣớc có vƣờn hoa, những cây cầu đƣợc bắc từ nhà nọ sang nhà kia khiến các khu nhà trên làng nƣớc liên hoàn không khác gì đất liền [5].

Ngoài ra còn có những mô hình về nhà chống bão lũ khác nhƣ:

Nhà đổ bộ ở Thái Lan đƣợc nghiên cứu ra theo yêu cầu của chính phủ Thai Lan nhằm đối phó với vấn đề lũ lụt ngày càng tăng tại Thái Lan. Thân ngôi nhà đƣợc xây dựng bằng các tấm đúc sẳn với khung thép, nó đƣợc đặt trên hai bè nổi đƣợc đặt dƣới một hố móng và đƣợc gác lên nền bê tông cốt thép dƣới đáy hố. Ngôi nhà đƣợc giử ổn định khi bảo và nổi lên khi có lũ [24].

Hình 1.4 Nhà đổ bộ (Amphibious Houses) ở Thái Lan

Nhà đổ bộ đầu tiên của nƣớc Anh đƣợc thiết kế bởi hai kiến trúc sƣ Ricardo Pellizzon và Rober Pattison. Ngôi nhà đã đƣợc xây dựng tại London nƣớc Anh. Ngôi nhà này đƣợc nghiên cứu và phát triền dựa trên nền tảng của ngôi nhà đổ bộ tại Thái Lan nhƣng hệ móng của nó đƣợc làm tƣơng tự nhƣ hệ móng của Hà Lan [25].

Hình 1.5 Nhà đổ bộ đầu tiên của nước Anh

Mô hình nhà float “float house” ở nƣớc Mỹ đƣợc tạo ra từ dự án đƣợc dẫn dắt bởi giáo sƣ nổi tiếng của trƣờng UCLA là Thom Mayne, ngƣời đã làm việc với bảy sinh viên tốt nghiệp từ khoa kiến trúc và thiết kế đô thị của trƣờng UCLA, và kiến trúc sƣ Mayne's Morphosis. Công trình đƣợc ra mắt công chúng vào tháng 10/2011. Ngôi nhà củng đƣợc thiết kế hệ móng có thể nổi nhƣ một cái bè và đƣợc định hƣớng khi nổi lên bằng 12 chân trụ. Phần "khung nhà" đƣợc ghép bằng các một mô-đun đúc sẵn, đƣợc làm từ bọt polystyrene phủ sợi thủy tinh bê tông cốt thép bền bỉ với thời gian chắc chắn khi có bão [26].

Hình 1.6 Mô hình nhà float “float house” của nước Mỹ

Một phần của tài liệu Nhà đa năng chống bão lũ (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)