Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 74 - 87)

về biện pháp điều tra khám xét

Như đã phân tích, khám xét là một trong những biện pháp điều tra thu thập chứng cứ cần thiết và quan trọng nhưng ở một góc độ khác biện pháp này lại tác động trực tiếp đến những quyền cơ bản của công dân. Do vậy, những quy định về biện pháp điều tra khám xét cần phải vừa cụ thể, rõ ràng vừa chặt chẽ, nghiêm ngặt. Trong thời gian qua, những quy định về khám xét trong BLTTHS năm 2003 đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức, thực hiện, đồng thời bảo vệ quyền công dân trước những cuộc khám xét không đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng của biện pháp điều tra khám xét cho thấy các quy định về biện pháp điều tra khám xét trong BLTTHS năm 2003 đã bộc lộ một số hạn chế, cần phải được sửa đổi bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về căn cứ khám xét

Hiện nay, căn cứ để tiến hành khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được BLTTHS năm 2003 quy định tại khoản 1 Điều 140. Tuy nhiên, những căn cứ này vẫn chưa phản ánh chân thực, đầy đủ về mục đích của việc thực hiện biện pháp điều tra khám xét, tạo ra những lỗ hổng giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Bởi lẽ, căn cứ để tiến hành khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm mới chỉ được điều luật ghi nhận là có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc khi cần phát hiện người đang bị truy nã. Trong

khi đó, mục đích của các biện pháp khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm còn nhằm phát hiện người bị bắt cóc, tìm kiếm tử thi hoặc các phần của tử thi.

Bởi vậy, để khẳng định tính hợp pháp cho những cuộc khám xét trên thực tế áp dụng, đảm bảo tính hợp lý trong quy định của pháp luật, đoạn 2 BLTTHS năm 2003 cần được bổ sung như sau: “Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm

cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, người bị bắt cóc, tìm kiếm tử thi hoặc các phần của tử thi” [31, Điều 140, Khoản 1].

Thứ hai, về thẩm quyền ra lệnh khám xét

- Khoản 1 Điều 141 BLTTHS năm 2003 quy định: trường hợp Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp ban hành lệnh khám xét thì lệnh khám đó có phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trước khi thi hành. Tuy nhiên, hiện nay, những nội dung liên quan đến sự phê chuẩn của Viện kiểm sát như hồ sơ đề nghị phê chuẩn gồm những tài liệu gì? Trình tự, thủ tục xin phê chuẩn ra sao? Thời hạn để Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh khám xét là bao lâu? Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn như thế nào?… lại đang bị bỏ ngỏ, chưa được điều chỉnh [6, tr.78]. Điều này khiến các CQĐT gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để xin phê chuẩn lệnh khám xét của Viện kiểm sát, trong khi đó lại xảy ra nhiều trường hợp Viện kiểm sát chậm trễ trong việc phê chuẩn lệnh, dẫn đến hệ quả là tội phạm có cơ hội tiêu hủy, tẩu tán vật chứng, tài liệu… có liên quan đến vụ án, gây khó khăn cho quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Bởi vậy, cùng chung quan điểm với nhiều chuyên gia nghiên cứu khoa học luật tố tụng hình sự khác, chúng tôi cho rằng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cần sớm có văn bản hướng dẫn thi hành những nội dung nêu trên.

- BLTTHS năm 2003 quy định: “Trong trường hợp không thể trì hoãn,

những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp” [31, Điều 141, Khoản 2].

Chúng tôi cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định này với các định hướng như sau:

Một là, những trường hợp không thể trì hoãn cần phải được quy định cụ thể trong BLTTHS

Như đã phân tích tại Chương 2, hiện nay, trong BLTTHS năm 2003 không có quy định xác định những trường hợp nào được coi là không thể trì hoãn, cũng không có hướng dẫn về các căn cứ để xác định những trường hợp này. Do đó, trong thực tiễn áp dụng đã xảy ra hiện tượng một số cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành khám xét khi không có lệnh, sau đó mới hợp pháp hóa bằng việc quy vào những trường hợp không thể trì hoãn. Thực tế này đòi hỏi, BLTTHS năm 2003 cần phải bổ sung quy định về những trường hợp không thể trì hoãn hoặc đưa ra những căn cứ để xác định những trường hợp này [6, tr.78].

Hai là, vấn đề thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24h của người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng cần được sửa đổi bổ sung

Theo khoản 2 Điều 141 BLTTHS nêu trên, trong trường hợp lệnh khám xét được ban hành bởi Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu thì vấn đề bất cập đầu tiên của quy định nêu trên là luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể để xác định Viện kiểm sát nhân dân nào được coi là cùng cấp trong trường hợp Người chỉ huy tàu bay, tàu biển ra lệnh khám xét khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng [6, tr.78]. Quy định này đã gây khó khăn lớn cho các cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng nên việc nghiên cứu, bổ sung nội dung này là một đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên, do tàu bay, tàu biển là những phương tiện đặc biệt, mang tính lưu động và được điều chỉnh trong những văn

bản pháp luật chuyên ngành riêng biệt nên khi cụ thể hóa các nội dung có liên quan đến phương tiện này, cần đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với các văn bản chuyên ngành có liên quan.

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định: “Người chỉ huy

tàu bay có quyền giao người bị bắt cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay gần nhất” [33, Điều 75, Khoản 4].

Trong khi đó, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 cũng ghi nhận: “Thuyền

trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển…” [32, Điều 49]. Và

theo Điều 53 thì thuyền trưởng có trách nhiệm “bảo vệ chứng cứ và tùy theo điều

kiện cụ thể, chuyển giao người có hành vi phạm tội và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu tiên tàu biển ghé vào…” [32, Điều 53].

Căn cứ vào những quy định này của các luật chuyên ngành, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng BLTTHS hiện hành cần xác định cụ thể Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong trường Người chỉ huy tàu bay ra lệnh khám xét khi tàu bay đã rời khỏi sân bay là Viện kiểm sát nhân dân nơi có cảng hàng không, sân bay đầu tiên mà tàu bay đó hạ cánh và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong trường Người chỉ huy tàu biển ra lệnh khám xét khi tàu bay đã rời khỏi bến cảng được xác định là Viện kiểm sát nhân dân nơi cảng Việt Nam đầu tiên tàu biển đó ghé vào [6, tr.79].

Vấn đề bất cập tiếp theo trong quy định này là thời hạn thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết là 24h, kể từ thời điểm khám xét xong và hình thức thông báo bằng văn bản là chưa thực sự khả thi. Bởi lẽ, do tính chất lưu động và đặc biệt của công việc nên các chuyến bay cũng như chuyến đi biển thường phải kéo dài, có thể là vài ngày, vài tháng hoặc vài năm, vì vậy việc phải thông báo cho Viện kiểm sát trong thời hạn 24h, bằng văn bản trong một số trường hợp chưa thực sự khả thi. Theo chúng tôi, pháp luật nên bổ sung quy định cho phép người chỉ huy tàu bay, tàu biển được kéo dài thời

gian thông báo cho Viện kiểm sát trong một số trường hợp đặc biệt hoặc ghi nhận những chủ thể này được thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết về việc tiến hành khám xét thông qua các hình thức khác như (điện thoại, thư điện tử hoặc các phương tiện khác) mà không nhất thiết phải thông báo bằng văn bản trước khi tàu bay, tàu biển hạ cánh, cập bến.

Từ những phân tích trên, theo tác giả, BLTTHS hiện hành cần được sửa đổi thành:

1. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.

2. Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24h, kể từ khi khám xong, người ra lệnh phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp được biết. Trong thời hạn trên, nếu tàu bay, tàu biển chưa hạ cánh, cập bến thì việc thông báo có thể được kéo dài thêm nhưng không quá 48h, kể từ khi khám xong, đồng thời việc thông báo có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc thông qua các phương tiện khác như điện thoại, thư điện tử...

3. Trường hợp không thể trì hoãn được xác định là trường hợp có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án, người đang bị truy nã. Nếu không tiến hành khám xét ngay thì những đồ vật, tài liệu đó sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, hoặc gây nguy hại cho những người xung quanh hoặc bọn tội phạm có thể sử dụng để tiếp gây án tiếp hoặc người bị truy nã có thể lẩn trốn, tẩu thoát [31, Điều 141].

Thứ ba, về biện pháp khám người

- Khoản 1 Điều 142 BLTTHS quy định, khi bắt đầu khám người, bên cạnh việc đọc lệnh khám và giải thích quyền - nghĩa vụ của đương sự và những người có mặt, người thi hành lệnh còn phải đưa lệnh khám cho đương sự đọc. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện hoạt động khám xét cho thấy không nên đưa cho đương sự đọc lệnh khám người, bởi lẽ khám xét là một biện pháp điều tra mang tính cưỡng chế, hầu hết các cuộc khám xét đều gặp phải sự chống đối của đương sự và người thân của họ. Do đó, khi lệnh khám được đưa cho đương sự đọc, nhiều trường hợp họ đã xé lệnh, cố tình gây khó khăn cho các cơ quan thi hành lệnh khám người. Hơn nữa, điều luật đã quy định việc khám người phải có người chứng kiến nên tính công khai, minh bạch của cuộc khám xét đã được đảm bảo. Thêm vào đó, trong một số biện pháp điều tra khác như bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp… BLTTHS năm 2003 cũng chỉ quy định người thi hành lệnh phải đọc lệnh chứ không buộc họ phải đưa lệnh đó cho đương sự đọc. Vì vậy, để phù hợp với tình hình thực tiễn của hoạt động khám xét cũng như đảm bảo tính logic trong các quy định của BLTTHS, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điều khoản này nên được sửa đổi theo hướng bỏ nội dung “đưa cho đương sự đọc

lệnh khám đó” [6, tr.79].

- Theo tinh thần của khoản 2 Điều 142 BLTTHS thì trước khi tiến hành khám xét, người thi hành lệnh phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đền vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám. Quy định nay không đồng nghĩa với việc các cơ quan thi hành lệnh khám xét sẽ huỷ bỏ cuộc khám xét khi đương sự tự nguyện đưa ra những đồ vật có liên quan. Bởi lẽ, nếu đương sự tự nguyện giao nộp một phần các tài liệu liên quan đến vụ án mà chưa đủ về số lượng hoặc không đảm bảo về chất lượng (chỉ là những tài liệu giả, không có giá trị chứng minh), trên người của họ vẫn còn

những tài liệu, đồ vật khác có liên quan đến vụ án thì cuộc khám xét vẫn được tiến hành. Như vậy, điều khoản này cũng cần phải được sửa đổi theo hướng bỏ nội dung “nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám” [6, tr.78]. Việc sửa đổi này sẽ khiến điều luật trở nên khúc chiết hơn, chính xác hơn, từ đó hạn chế những mâu thuẫn trong cách hiểu và sai lầm trong khi áp dụng quy định của pháp luật.

Từ phân tích trên, theo tác giả, các khoản 1, 2 của Điều 142 BLTTHS năm 2003 cần được sửa đổi như sau:

“1. Khi bắt đầu khám người, người thi hành lệnh khám phải đọc lệnh khám; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Người thi hành lệnh khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đền vụ án trước khi tiến hành khám xét”.

Thứ tư, về biện pháp khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm

Điều 143 BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận trực tiếp các nội dung cơ bản về biện pháp khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người, tuy nhiên, tại khoản 2 của điều luật này, có sự không thống nhất trong cách sử dụng thuật ngữ khi cùng là nói về một đối tượng song lúc sử dụng thuật ngữ “người chủ”, lúc

lại sử dụng “đương sự” [6, tr.84]. Tuy sự không thống nhất về thuật ngữ này không ảnh hưởng đến nội dung của điều luật song nó lại làm giảm độ thống nhất, tin cậy của điều luật. Do đó, để đảm bảo về sự nhất quán trong thuật ngữ, theo tác giả nên sử dụng thuật ngữ “đương sự”, bởi thuật ngữ này được sử dụng thống nhất trong nội dung của các biện pháp điều tra khám xét cụ thể.

Bệnh cạnh đó, cũng trong nội dung của Điều 143, có rất nhiều “trường

hợp không thể trì hoãn” được đề cập đến song cũng không có nội dung nào

hướng dẫn về các trường hợp này. Do đó, BLTTHS nên có quy định cụ thể về các trường hợp không thể trì hoãn như nội dung mà tác giả đã kiến nghị hoàn thiện ở phần trên của Luận văn.

Thứ năm, về biện pháp khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm

Điều 144 BLTTHS năm 2003 cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ về thời hạn, cách thức, thủ tục thông báo về việc thu giữ, khám xét của cơ quan ra lệnh cho những người có thư tín, điện tín, bưu phẩm. Bởi lẽ, hiện nay tuy điều luật quy định nghĩa vụ thông báo về việc thu giữ, khám xét cho người có thư tín, điện tín, bưu phẩm của cơ quan ra lệnh khám xét song lại không có bất kỳ một quy định nào hướng dẫn chi tiết về thời hạn, cách thức, thủ tục thực hiện việc thông báo này. Hơn nữa, những trường hợp được coi là “gây cản trở hoạt động điều tra” cũng cần được hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng các cơ quan có thẩm quyền chậm trễ trong việc thông báo cho đương sự, sau đó lại quy chụp vào trường hợp “gây cản trở hoạt động điều tra” để biện bạch cho những hành động sai phạm của mình.

Thứ sáu, về tạm giữ đồ vật khi khám xét

Một phần của tài liệu Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)