Nhìn chung, với vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, phát hiện những tài liệu, chứng cứ, đồ vật liên quan trong vụ án hình sự, từ đó góp phần chứng minh tội phạm, giải quyết vụ án, biện pháp điều tra khám xét đã được CQĐT và các cơ quan có thẩm quyền khác áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn điều tra các vụ án hình sự cần phải thực hiện hoạt động khám xét.
tính chất và nguy hiểm trong hành vi như hiện nay, quá trình điều tra phải được thực hiện khẩn trương, áp dụng nhiều biện pháp điều tra khác nhau, từ đó nhanh chóng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, do đó biện pháp điều tra khám xét cũng được thực hiện với mục tiêu nêu trên. Mặt khác, như đã phân tích ở những nội dung trên, biện pháp điều tra khám xét là một trong những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, tác động trực tiếp đến những quyền cơ bản của công dân, do đó, chỉ khi nào thực sự cần thiết, có đầy đủ các căn cứ luật định thì các cơ quan có thẩm quyền mới có thể áp dụng. Tình hình thực hiện hoạt động khám xét trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự trong những năm gần đây có thể được khái quát như sau:
(i) những vụ án thực hiện khám xét khẩn cấp chiếm số lượng lớn
Trong thực tiễn điều tra, hoạt động khám xét thường được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện bất ngờ, khẩn trương, ngay sau khi có các căn cứ luật định nhằm hạn chế sự chống đối của những chủ thể bị áp dụng, đồng thời nhanh chóng phát hiện, thu thập tài liệu đồ vật là công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm cũng như những vật, tài liệu có giá trị chứng minh khác... Trong tổng số 200 vụ án hình sự đã được giải quyết (Xem Phụ lục 1) mà chúng tôi đã lựa chọn mang tính ngẫu nhiên, có 61 vụ án thực hiện hoạt động khám xét trong giai đoạn khởi tố (trước và sau khi có quyết định khởi tố vụ án) và điều tra vụ án hình sự, chiếm 30,5%, trong đó khám xét khẩn cấp chiếm số lượng và tỷ lệ lớn. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Số vụ án thực hiện hoạt động khám xét khẩn cấp
Tổng số vụ thực hiện khám xét (vụ) Số vụ thực hiện khám xét khẩn cấp Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%)
61 41 67,2
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Số liệu trong bảng trên cho thấy trong tổng số 61 vụ án có thực hiện hoạt động khám xét, có đến 41 vụ án được tiến hành khám xét khẩn cấp,
chiếm 67,2%. Đây là một tỷ lệ khá cao, phản ánh tính khẩn trương, kịp thời và bất ngờ của những cuộc khám xét đã được thực hiện.
(ii) hoạt động khám người và khám chỗ ở chiếm tỷ lệ áp dụng cao
Cũng qua những khảo sát, nghiên cứu thực tiễn thực hiện hoạt động khám xét, chúng tôi nhận thấy, tuy khám xét có sự đa dạng về đối tượng áp dụng (người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, bưu kiện, bưu phẩm, thư tín, điện tín,…) song tùy thuộc vào căn cứ và tính chất của từng vụ án mà mỗi hoạt động khám xét cụ thể khác nhau sẽ được áp dụng trong các vụ án khác nhau. Trong đó, hoạt động khám người và khám chỗ ở, chỗ làm việc chiếm tỷ lệ áp dụng cao hơn so với các hoạt động khám xét khác.
Bảng 2.2. Số lượng và tỷ lệ các loại vụ án thực hiện hoạt động khám xét
Tên hoạt động khám xét Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%)
Tổng số vụ án thực hiện khám xét 61 100
Số vụ án khám người 23 37,7
Số vụ án khám chỗ ở, chỗ làm việc 24 39,4
Số vụ án khám địa điểm 8 13,1
Số vụ án khám thư tín, điện tín, bưu kiện,
bưu phẩm 6 9,8
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
(iii) hoạt động khám xét được thực hiện trong tiến trình điều tra tất cả các loại tội phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động khám xét được thực hiện tương đối phổ biến trong các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu và các vụ án về các tội phạm ma túy
Các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu và các tội phạm về ma túy thường được áp dụng biện pháp điều tra khám nhiều hơn so với các loại vụ án khác là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, những vụ án liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu và các tội phạm về ma túy thường có những căn cứ rõ ràng cho việc tiến
hành khám xét. Bên cạnh đó, trong những nhóm tội này, tội phạm thường có xu hướng cất giấu những đồ vật, tài liệu có liên quan đến hành vi phạm tội của mình ở trong người, trong phương tiện đang sử dụng hoặc tại nhà riêng, phòng trọ, nơi làm việc… nên để giải quyết nhanh chóng, chính xác những loại án này, các cơ quan có thẩm quyền thường phải thực hiện hoạt động khám xét để phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài liệu mang ý nghĩa chứng minh nêu trên.
Trong tổng số 61 vụ án có thực hiện hoạt động khám xét thì có 27 vụ án liên quan đến các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu (như trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…), chiếm 44,3%, có 25 vụ án liên quan đến các tội phạm về ma túy (chủ yếu là Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy), chiếm 41% và các vụ án khác (như Cố ý gây thương tích, Buôn lậu, Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ…) có 09 vụ, chiếm 14,7%.
Bảng 2.3. Số lượng và tỷ lệ các hoạt động khám xét cụ thể được áp dụng
Tổng số vụ thực hiện khám xét Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu Các vụ án về ma túy Các vụ án khác
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
61 27 44,3% 25 41% 09 14,7%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)