UBND tỉnh Quảng Trị, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 20, Quảng Trị, tháng 9 năm 2014.

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 67 - 70)

2030, Quảng Trị, tháng 9 năm 2014.

31

Bùi Thị Thu, Vũ Mạnh Cường, Định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị cho mục đích du lịch, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012.

79

Có thể nói, Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất khai thác du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội.32

Điều đó một lần nữa khẳng định, du lịch hoài niệm đã trở thành một thương hiệu của du lịch Quảng Trị.

Do đặc thù của loại hình du lịch này thường hút khách vào các dịp lễ thường niên, đồng thời gắn liền với phần tâm thức hướng về cội nguồn, về lịch sử dân tộc và đặc biệt là thăm lại người thân đã hy sinh ở mảnh đất này, nên du khách phần lớn đến với Quảng Trị nhiều lần. Kết quả khảo khảo sát cho thấy có 67,9% ý kiến du khách đến Quảng Trị nhiều hơn hai lần, trong khi đó, có 17,4% du khách đến Quảng Trị hai lần và 14,7% du khách là đến lần đầu.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu của du khách khi đến với Quảng Trị

Bảng 9: Ý kiến khảo sát nhu cầu của du khách khi đến Quảng Trị

Nhu cầu

Tỉ lệ trả lời (%)

Không

Di tích lịch sử 94,0 6,0

Nghĩa trang liệt sĩ 97,6 2,4

Cơ sở tôn giáo 55,2 44,8

Danh lam thắng cảnh 95,2 4,8

Như vậy, phần lớn du khách khi được hỏi về nhu cầu du lịch Quảng Trị đều chọn lựa các địa điểm linh thiêng và rất mong muốn được quay trở lại với rất nhiều lý do được đưa ra: “Các di tích đã khơi dậy lòng tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc”; “Đây là những công trình mang ý nghĩa lịch sử trọng đại”; “Để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ”; “Đã đi Quảng Trị nhiều lần nhưng chưa có cơ hội để thăm đầy đủ các di tích lịch sử và các địa điểm linh thiêng nổi tiếng của vùng đất này”; “Vì biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc”; “Vì nơi đây có người thân tôi nằm lại và cũng để viếng các anh hùng liệt sĩ”; “Dự lễ hội tôn giáo tín ngưỡng mà tôi đang theo”… Tuy nhiên cũng có những ý kiến không có ý định quay lại vì du lịch Quảng Trị không có dịch vụ tốt, không có sản phẩm gì đặc sắc và vì không có thời gian để chọn lựa quá nhiều điểm đến…

Riêng đối với các địa điểm là cơ sở tôn giáo tín ngưỡng (phụ lục 2), lý do khiến 55,2% du khách có ý định ghé thăm là vì mục đích tham quan, vãn cảnh

32

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/du-lich-hoai-niem-mot-thuong-hieu-du-lich-cua-quang- tri/314987.html

80

(55,0%); tham gia các nghi lễ tôn giáo (11,6%); hành lễ, chiêm bái và cầu nguyện (62,0%), nghiên cứu, trao đổi học thuật, giáo lý (10,1%) và hoạt động thiện nguyện (10,1%). Ngoài ra còn nhiều lý do khác như: để biết thêm về tín ngưỡng tâm linh, để tăng thêm hiểu biết về các tôn giáo tín ngưỡng, vì tò mò muốn đến tham quam các cơ sở tôn giáo nhân các dịp lễ của đạo giáo ấy như một hình thức sinh hoạt cộng đồng.

Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến mong muốn sau khi viếng thăm các địa điểm linh thiêng của Quảng Trị sẽ tiếp tục ghé thăm các danh làm thắng cảnh của mảnh đất miền Trung này như: bãi biển Mỹ Thủy, đảo Cồn Cỏ, Thác Luồi Đakrông, Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, bãi biển Cửa Việt, Cửa khẩu Lao Bảo, rừng nguyên sinh Rú Linh, khe gió Tân Lâm, suối nước nóng Tân Lâm, hang dơi Thương Lâm, đồi Cọ dầu,…

Có 38,2% du khách cho biết thường đến Quảng Trị vào các kỳ nghỉ lễ, nghỉ hè, nghỉ tết; 17,1% du khách chọn các dịp lễ hội hằng năm của Quảng Trị; 39,7% thường đến Quảng Trị vào ngày Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Thương binh liệt sĩ và 42,9% ý kiến du khách cho rằng có thể đi vào bất kỳ thời điểm nào. Trong đó, có 28,7% du khách sẽ chỉ lưu lại Quảng Trị 1 ngày, 26,8% du khách sẽ ở lại từ 1 ngày/1 đêm đến 2 ngày/2 đêm và 44,5% du khách có ý định ở lại đây từ 2 ngày/2 đêm trở lên.

Khi được hỏi, du khách biết đến các địa điểm du lịch của Quảng Trị qua những kênh thông tin nào, phần lớn câu trả lời là từ bạn bè, người thân hoặc tự tìm hiểu; bên cạnh đó là qua thông tin quảng bá từ báo chí, truyền thông, dịch vụ quảng cáo và các công ty du lịch.

Bảng 10: Nguồn thông tin của du khách về các địa điểm du lịch ở Quảng Trị

Nguồn thông tin Di tích lịch sử Nghĩa trang liệt sĩ Cơ sở tôn giáo Danh lam thắng cảnh Bạn bè, người thân 51,4 53,3 52,1 59,9 Công ty du lịch 5,3 2,8 2,1 6,1

Thông tin quảng bá từ báo chí, truyền thông, dịch vụ quảng cáo

26,9 35,8 30,8 28,4

81

Theo số liệu khảo sát trên có thể thấy, nguồn thông tin của du khách về các địa điểm du lịch tại Quảng Trị thông qua chương trình quảng bá, truyền thông là chưa cao (<40%). Điều đó phần nào lý giải vì sao du khách cho rằng không muốn quay lại Quảng Trị vì các chương trình dịch vụ nghèo nàn và không có sản phẩm mới nổi bật.

Các chương trình du lịch văn hóa tâm linh do địa phương tổ chức như Lễ hội thống nhất non sông, Lễ hội Trường Sơn huyền thoại, Lễ hội Nhịp cầu xuyên Á, Lễ hội Kiệu La Vang, Lễ hội đua thuyền truyền thống…(Bảng 1 - Phụ lục 3)

Có 72,6% du khách được hỏi trả lời là có thấy các địa điểm du lịch văn hóa tâm linh họ đã đến có bán các sản phẩm lưu niệm/đặc sản ẩm thực trong đó chỉ có 49,7% du khách là có mua các sản phẩm này.

Những sản phẩm du khách thường mua là mũ tai bèo, tượng danh nhân , tranh ảnh và các ấn phẩm về các di tích, cao lá vằng, trầm hương, rượu xika… Chất lượng sản phẩm theo đánh giá của du khách chỉ ở mức trung bình (51,8%), chỉ có 36,15 đánh giá tốt và 12% đánh giá kém chất lượng. Về chủng loại, có 26% đánh giá là phong phú, 57,1% ý kiến đánh giá bình thường và 16,9% du khách cho rằng chủng loại nghèo nàn và đơn điệu.

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)