và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, Di tích đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị, DI tích địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng Hầm Vĩnh Linh.
45
Theo những chuyên gia trong ngành, du lịch Quảng Trị có sự phát triển mạnh mẽ một phần là nhờ vào hệ thống di tích lịch sử cách mạng. Chính việc đưa hệ thống di tích lịch sử cách mạng vào khai thác du lịch ở Quảng Trị trong nhiều năm qua thông qua hai tour: “Du lịch DMZ” và “Du lịch hoài niệm” đã cho thấy khả năng đầy triển vọng của loại hình di tích này. Đến nay những di tích đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo khách về với Quảng Trị, tiêu biểu như địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị có số lượng trung bình hàng năm từ 120.000 đến 150.000 lượt khách. Vì vậy, việc đưa các di tích lịch sử vào khai thác du lịch tâm linh là một việc nên làm và cần phải làm nhằm một mặt bảo tồn, tôn tạo và gìn giữ các di tích, mặt khác giới thiệu với thế hệ sau về một thời kỳ chiến đấu anh dũng và hơn hết đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương.
Ở đây, chúng tôi giới thiệu một số di tích tiêu biểu sau:
1.3.1.1. Cầu treo Bến Tắt: Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Do Linh; cách Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn hơn 40 m về phía tây bắc; cách thị trấn huyện lỵ Do Linh theo tỉnh lộ 75 và Quốc lộ 14 chừng 16 km về phía tây bắc.
Sông Bến Hải là đường ranh giới trên vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam - Bắc từ sau Hiệp định Genève (1954). Từ khi tuyến vận tải chiến lược 559 được hình thành và nhất là khi hệ thống các tuyến đường vận tải bằng xe cơ giới được mở ra thì ở phía thượng nguồn Bến Hải có nhiều điểm vượt sông bằng các đường ngầm.
Sau khi Hiệp định Paris ký kết, yêu cầu chiến trường đòi hỏi tuyến vận tải 559 phải đẩy mạnh nhịp độ hoạt động nhằm đảm bảo tốt hơn nữa công tác hậu cần, chuẩn bị cho những hoạt động lớn của quân giải phóng trên khắp các chiến trường miền Nam. Mùa hè năm 1973, Binh đoàn Trường Sơn xúc tiến xây dựng mới một số tuyến đường, cầu cống để mở rộng mạng lưới hệ thống đường Hồ Chí Minh trên một số vùng thuộc Ðông Trường Sơn, nhất là ở địa bàn vừa được giải phóng như Quảng Trị nhằm tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ vận chuyển lương thực, hàng hóa, vũ khí cho chiến trường miền Nam. Trung đoàn 99 Công binh được lệnh thi công cầu treo Bến Tắt trên trục đường 15 nối tuyến đường từ Vĩnh Hà (Vĩnh Linh) vào Cam Lộ, thay thế cho điểm vượt thượng nguồn sông Bến Hải bằng ngầm Bến Tắt trước kia. Cầu có chiều dài 50 m, rộng 6 m; hai mố cầu được đúc bằng bê tông cốt thép với 2 khung sắt cở lớn dựng đứng được liên kết bởi 8 đường dây cáp treo.
46
Nền cầu lát bê tông nhựa, hai bên lát gỗ... Tháng 11 năm 1973, cầu được thông xe và đưa vào vận hành, khai thác.
Trong suốt năm 1974 và nửa năm 1975, nhờ chiếc cầu này, nhịp độ vận chuyển qua tuyến đường 15 tăng lên vượt bậc. Cầu treo Bến Tắt đã tạo điều kiện thuận lợi để đưa nhanh hàng hóa, vũ khí và cơ động lực lượng vào tham gia chiến dịch tấn công, nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong đó trực tiếp nhất là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ chiến dịch 711 giải phóng Buôn Mê Thuột - Tây Nguyên. Ðây là hướng quan trọng để tiến lên giải phóng Huế - Ðà Nẵng và đi tới chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Di tích Cầu treo Bến Tắt đã được Bộ Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 236/QÐ-VH ngày 12.12.1986 và nằm trong hệ thống di tích Ðường Hồ Chí Minh đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị; hiện đang được đặt dưới sự quản lý của ngành giao thông.
1.3.1.2. Các điểm bí mật vượt đường 9 của đường dây 559: Ðó là tên gọi của một cụm di tích nằm trong hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn). Các điểm này bao gồm những cầu/cống với các tên gọi: cầu Khe Xom, cầu Xom Rò, cầu Cu Tiền, nằm trên Quốc lộ 9 từ km 41 đến km 47, ở về phía tây thị xã Ðông Hà, thuộc địa phận xã Ða Krông, huyện Ða Krông. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 236/ QÐ-VH ngày 12.12.1986, nằm trong hệ di tích Ðường mòn Hồ Chí Minh - hệ thống di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia.
Các cầu cống này cùng với con đường số 9 (đường thuộc địa) do người Pháp xây dựng từ năm 1914. Tất cả đều làm bằng xi măng, cốt thép, bên trên là cầu với lòng đường chưa đầy 5 m, trải nhựa; Bên dưới là các cống ngầm có đường kính rộng từ 1,2 m đến 1,5 m bắt qua các lòng suối cạn để thoát nước đổ từ các đồi núi phía hữu ngạn xuống sông Đakrông. Trong kháng chiến chống Pháp, những địa điểm này từng là các điểm vượt đường 9 thuộc đường dây của liên khu Bình Trị Thiên với nhiệm vụ chuyển cán bộ, thư từ, hàng hóa nối các vùng chiến khu với nhau và với khu IV, khu V. Sau Hiệp định Genève (1954), những địa điểm này cũng là các điểm tập kết của đường dây bí mật đưa những cán bộ cách mạng còn lại của ta ở miền Nam ra miền Bắc.
1.3.1.3. Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải: Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là tên gọi cho một cụm di tích tập trung nằm ở hai bên bờ sông Bến Hải gồm: cầu Hiền lương, sông Hiền Lương, cột cờ ở bờ bắc, nhà liên hợp, đồng công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh,… Khu vực cầu Hiền Lương - nơi được coi là
47
tâm điểm thể hiện cao nhất những vấn đề lịch sử về một thời kỳ gần 21 năm chia cắt đau thương của hai miền Nam - Bắc và cũng là nơi chứng kiến cuộc đấu tranh bền bỉ, bi hùng của cả dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Tiến sĩ Hoàng Chí Hiếu trong công trình nghiên cứu Đôi bờ giới tuyến đã viết những dòng đầy tâm sự về sông Bến Hải: “Một dòng sông hiền hòa như bao dòng sông khác đã bị „sự sắp đặt sẵn‟ của các cường quốc tham dự Hội nghị Genève (1954) chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời. Bao cán bộ, đồng chí, đồng bào, trong đó có những người thân trong gia đình tôi, tập kết ra Bắc với lời hẹn sẽ trở về. Thế nhưng, sự can thiệp của Mỹ với tham vọng ngăn chặn làn sóng cách mạng lan xuống Đông Nam châu Á đã biến dòng Hiền Lương thực sự trở thành đường chia cắt đất nước,… Để vượt qua dòng sông rộng chưa đầy 100m, cả dân tộc phải trải qua cuộc trường chinh 21 năm ròng rã, với bao mất mát hy sinh để cho Nam Bắc sum họp một nhà. Đôi bờ giới tuyến đã trở thành „hình ảnh thu nhỏ‟ của nước Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975”.19
Ngày nay, cụm Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải nằm ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải; phía bắc thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh; cách thị trấn Hồ Xá 7 km về phía nam và cách thành phố Ðông Hà 22 km về phía bắc. Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 235/VH-QÐ ngày 12.12.1986 và trở thành một cụm di tích đặc biệt quan trọng, đặc sắc trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của Quảng Trị nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.
1.3.1.4. Cụm di tích Thành cổ Quảng Trị và những điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972: Thành cổ Quảng Trị nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị thuộc khu phố 4, phường 2, cách Quốc lộ 1A chừng 2 km về phía đông. Thành cổ Quảng Trị là một công trình thành lũy quân sự và là lỵ sở cai trị của nhà Nguyễn trên địa hạt Quảng Trị. Ðây cũng là trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị thời thuộc Pháp và thời ngụy quyền miền Nam. Trong cuộc tổng tấn công giải phóng Quảng Trị năm 1972 của quân giải phóng, thành cổ là nơi được cả thế giới biết đến bởi những chiến công hiển hách, những tấm gương hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã Quảng Trị 81 ngày đêm lịch sử. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng quốc gia theo Quyết